Trí tò mò – Động lực cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ rất tò mò, chúng quan sát, khám phá, đặt câu hỏi, tự hỏi, và qua đó trẻ học. Khi chúng ta tò mò về một điều gì mới, ta muốn khám phá, và khi khám phá ta nhận thức. Trí tò mò chính là động lực cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Một đứa trẻ 5 tuổi nhìn thấy một con nòng nọc trong một vũng nước ở sân trường, bé cảm thấy rất thú vị, với niềm vui này, bé lại muốn khám phá tiếp. Ngày nào bé cũng quay lại với bạn bè (sự thích thú dẫn tới việc lặp lại hoạt động), và rồi một hôm bé khám phá ra nòng nọc mọc chân (sự lặp lại dẫn đến hiểu biết). À, thế là nòng nọc biến thành ếch rồi, một ví dụ rất cụ thể về tiến hóa. Sự hiểu biết dẫn đến sự tự tin. Sự tự tin tăng thêm tò mò, và từ đây lại bắt đầu quá trình khám phá, nhận thức và học tập. Quá trình tích cực này được “tiếp nhiên liệu” từ sự tò mò và những thích thú đến từ nhận thức và hiểu biết.

Trí tò mò - Động lực cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Trí tò mò – Động lực cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Đối với nhiều đứa trẻ, sự tò mò giảm dần đi, và điều này sẽ dẫn đến những trì trệ trong tương lai. Những tiềm năng của chúng ta về tình cảm, xã hội và nhận thức đều được thể hiện qua số lượng và chất lượng của các trải nghiệm. Những đứa trẻ ít tò mò sẽ có ít bạn, ít tham gia vào các hoạt động xã hội, ít đọc sách hơn. Dạy dỗ cho những trẻ này khó hơn bởi khó truyền cảm hứng, khó khuyến khích và thúc đẩy chúng hơn so với các trẻ khác.

bullet3 Những vấn đề cha mẹ thường gặp phải ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

1. Thứ nhất là sợ hãi, sợ hãi giết chết tò mò. Khi trẻ ở trong thế giới không ổn định hoặc thường bị sợ hãi, trẻ sẽ ngại cái mới, chỉ muốn tìm những gì quen thuộc, thu mình trong phạm vi “an toàn”.

2. Thứ hai chính là sự cấm đoán: “không được sờ vào”, “không được trèo”, “không la hét”, “không được lấy cái đó”, “đừng làm bẩn quần áo”, “không”, “không”, “không”… Trẻ nhạy cảm và phản hồi theo cách người lớn sợ hãi, mong muốn, yêu ghét. Nếu chúng ta tỏ vẻ ghê sợ bùn dính trên giầy tay tay của con, sự khám phá thú vị về nòng nọc có thể sẽ không còn.

3.Thứ ba đó chính sự quan tâm, đầu tư thời gian cho con sẽ giúp con có được sự an toàn khi khám phá những điều mới, thêm nữa khả năng chia sẻ những khám phá, niềm vui thích và khuyến khích đối với khám phá là rất quan trọng. Nếu ta cho con có cơ hội để thực sự chia sẻ những khám phá của con, bản thân ta cũng được trải nghiệm niềm vui khám phá, và qua đó ta cũng được học rất nhiều.

bullet3 Lựa chọn cho những cha mẹ bận rộ để trẻ được phát triển toàn diện:

Với những bận rộn của cuộc sống hiện nay, cha mẹ có đủ thời gian để dành cho những khám phá của con, đảm bảo sự an toàn cho con khi con học những điều mới hay không?

Các bạn có thể đến Trung tâm Bé Thông Minh, trong buổi học Khám phá cùng con vào chiều thứ Bảy và Chủ Nhật, phóng viên chúng tôi đã có thêm nhiều điều hiểu biết thú vị. Một lớp học hiện đại của lớp học FasTracKids Bảng Thông Minh, máy chiếu, máy tính tạo ra rất nhiều tình huống kích thích tò mò có trong bản thân từng đứa trẻ. Kiến thức về cuộc sống, về bạn bè, về thế giới đến rất tự nhiên qua các câu chuyện, những thách đố và hình ảnh trực quan sinh động…

Trí tò mò - Động lực cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Trí tò mò – Động lực cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Phương pháp học tập zigzag khiến trẻ liên tục thay đổi hoạt động, không bị nhàm chán. Các vấn đề đặt ra luôn kích thích trẻ tư duy, phát triển não bộ. Những thảo luận với bạn bè rất vui, các con học hỏi và truyền cảm hứng cho nhau rất tốt, và chính sự say mê của mỗi cá nhân lại kích thích sự say mê khám phá của cả nhóm. Từ những câu hỏi, từ những tò mò các con được tự tay làm những thí nghiệm khoa học, củng cố những kiến thức mình đã học, thuyết trình về những điều mắt thấy tai nghe, tay làm, một quá trình chuyển giao kiến thức đã hoàn thành như thế. Ra khỏi lớp học câu đầu tiên con òa lên sung sướng “mẹ ơi mẹ có biết vật thể nổi như thế nào không?” Mẹ không nhớ nữa, con nói cho mẹ nghe nào, và con hào hứng kể lại cho mẹ. Một khởi đầu khám phá cho con bắt đầu như thế trong lớp học FasTracKids.

Trí tò mò - Động lực cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Trí tò mò – Động lực cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Cô giáo Hương Giang cho biết, mỗi buổi học có rất nhiều điều mới, rất nhiều kỹ năng cần học hỏi và rèn luyện. Trẻ con luôn ham thích khám phá, sau buổi học con sẽ kể lại rất nhiều và cũng hỏi thêm rất nhiều, ba mẹ nhớ lắng nghe, động viên con, “nhờ” con giải thích giúp “như thế nào?”, “tại sao?”, và đừng sợ con sẽ làm bừa bộn, cũng đừng ngại cùng con làm thí nghiệm, hãy cho con cơ hội thể hiện những  gì con khám phá được.

Theo hanoimoi

Trong các bài tập ở lớp học FasTracKids, trẻ luôn được tìm hiểu, đặt các câu hỏi và tình huống sau đó tìm cách giải quyết để thỏa mãn trí tò mò. Đây là môi trường rèn luyện với những nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc để trẻ phát huy được hết mọi khả năng của bản thân và thành công trong tương lai là sứ mệnh của FasTracKids. Hãy liên lạc với chúng tôi 0439411316,  Hotline: 0982929815, 0936848629 hoặcĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ ngay.

Lượt đọc: 4,306