Trẻ em và sự sợ hãi
Con của bạn có sợ bóng tối và rồi sợ lây sang mọi thứ khác trong cuộc sống hàng ngày không? Hãy giúp cháu vượt qua nỗi sợ.
Con của bạn có sợ hãi nhiều thứ không? Cháu có thấy sợ một số con vật cụ thể nào hoặc những tiếng ồn lớn hoặc những điều tương tự như vậy không?
Bạn có nhận ra rằng khi một đứa trẻ sợ một điều gì đó, như một con vật chẳng hạn thì đó cũng chính là một biểu hiện của sự tự bảo vệ mình ở đứa trẻ đó hay không? Rồi đứa trẻ sẽ lớn lên và trưởng thành hơn để có thể chiêm nghiệm nhiều hơn về những nỗi sợ nhưng vào thời điểm hiện tại bé cần có ai đó giải thích và giúp bé bớt sợ hãi. Tôi hy vọng rằng, những gợi ý dưới đây của tôi có thể có ích cho bạn.
Bạn sẽ khó có thể giúp con mình vượt qua nỗi sợ nếu chỉ nhắc đến điều đó một lần. Hãy giúp bé thật từ từ, từng bước một, từng chút một. Nếu con của bạn thấy sợ khi gặp các chú chó, thì rất có thể cháu đã từng bị chó cắn hoặc nghe tiếng sủa inh tai của chúng. Vậy, bạn sẽ cần đưa cháu đến gần một chú chó con, để cháu vuốt ve chú chó và sau đó có thể đưa cháu tới một tiệm bán thú nuôi, để cháu âu yếm một chú chó lớn hơn nhưng rất dễ thương và hiền lành. Nếu bạn có một người hàng xóm có nuôi một chú chó hiền thì hãy nhờ họ giúp bạn, để cho bạn đưa cháu sang chơi và dần giúp cháu vượt qua nỗi sợ.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là không được nói với cháu rằng nỗi sợ là không có thật. Sau cùng thì chính người lớn chúng ta cũng thường có những điều sợ hãi mà chúng ta không kiểm soát tốt được. Hãy khuyến khích bé ngồi xuống và kể cho bạn nghe nguyên nhân cùng với những thứ bé sợ. Đó chính là điểm bắt đầu để bạn giúp bé thay đổi cách suy nghĩ và cảm nhận về nỗi sợ.
Nếu như bạn cảm thấy sự sợ hãi đó sẽ không làm tổn hại đến bé thì đừng nên cố bảo vệ bé một cách quá mức. Xin đừng nói với con bạn rằng bạn cho rằng sợ hãi thứ gì đó là đúng khi mà bạn có thể giúp bé. Bạn nên bình tĩnh về những tình huống mới trong cuộc đời của bé và cũng là của bạn.
Hãy lấy một vài quyển sách từ thư viện địa phương để giúp bé làm quen với nỗi sợ: cho bé xem những hình ảnh, đọc cho bé và cố thay đổi cách mà bé suy nghĩ. Có thể bé sợ ai đó đột nhập vào nhà mình sau khi xem một chương trình ti vi có những vụ đột nhập. Khi đó, bạn cần cho bé thấy ngôi nhà an toàn thế nào: hàng rào quanh sân, số điện thoại của trạm cứu hỏa, văn phòng cảnh sát cùng với chuông báo động. Hãy làm cho bé hiểu rằng cha mẹ đã lường hết những gì có thể xảy ra và đã chuẩn bị cho tất cả.
Hơn cả, hãy dạy bé biết tin vào cảm giác của mình, làm thế nào để nói không, không giao tiếp với người lạ, thậm chí cả khi hỏi đường, và tôi biết rằng bạn sẽ nghĩ về rất nhiều những lý do an toàn mà bạn cùng với bé cần nói tới. Hãy nhớ rằng, luôn có rất nhiều thông tin hữu ích ở ngay nơi bạn đang sống để có thể nhờ giúp đỡ chỉ bằng những cuộc điện thoại.
Lượt đọc: 5,211