Tại sao sự tự tin lại quan trọng?
Sự tự tin dựa trên những cảm nhận tốt về chính bản thân mình và nói một cách tổng quát là biết yêu thích bản thân. Bài viết này muốn lý giải vì sao sự tự tin lại quan trọng (đặc biệt với trẻ khuyết tật thể chất) và làm thế nào để thúc đẩy sự tự tin của trẻ em bằng cách đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn.
Sự tự tin là gì?
Sự tự tin có thể hiểu là:
– Có những cảm nhận tích cực về chính bản thân và biết rằng mình là ai.
– Tin tưởng vào khả năng của bản thân và nghĩ rằng mình có thể làm tốt một điều gì đó và sẵn sàng chuẩn bị để thử một điều gì.
– Hiểu được vấn đề của chính mình và biết được nơi thích hợp với mình, mình có vị trí thế nào trong gia đình hay xã hội.
– Kết quả là những cảm nhận thực sự giá trị, có mong muốn và cần sự tôn trọng.
Tại sao sự tự tin lại quan trọng?
Khi trẻ tự tin, chúng có thể trải nghiệm và khám phá thế giới một cách chủ động, hiệu quả hơn. Trẻ cũng ứng phó tốt hơn khi thấy mình làm sai điều gì và tin rằng mình có thể làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Không có gì giúp xây dựng lòng tự tin tốt hơn cảm giác rằng “mình thực sự có thể làm tốt việc gì đó”.
Cách thức giúp trẻ xây dựng sự tự tin
Trẻ nhỏ học về sự tự tin thông qua việc hiểu biết những gì trẻ có thể làm và nhận biết cha mẹ cũng như những người quan trọng khác tin tưởng vào trẻ như thế nào. Dưới đây là một số ý tưởng để bạn giúp con trẻ hình thành, củng cố sự tự tin.
Những việc nên làm
– Giúp trẻ cảm nhận mình “được yêu” và sự đáng yêu.
– Làm một việc đặc biệt cho trẻ như đưa trẻ đến một nơi nào đó trẻ rất thích…
– Hãy mỉm cười khi con làm một việc gì đó cho bản thân.
– Khen ngợi hoặc ôm một cái khi con làm điều gì đó cho bản thân hoặc người khác.
– Bất cứ khi nào có thể hãy dành cho trẻ sự yêu thương bất ngờ như một nụ hôn, một cái ôm (hoặc hành động nào phù hợp) không chỉ là khi trẻ làm tốt một việc gì đó.
– Để trẻ thử nghiệm những điều mới mẻ (nếu nó an toàn) và động viên con khi con thất bại. Làm cho trẻ hiểu rằng trẻ đang học những kĩ năng mới và sẽ thành công khi chăm chỉ thực hành.
– Để trẻ học những thứ cần cho bản thân thay vì luôn cho trẻ những câu trả lời và sự hướng dẫn (ngay cả khi trẻ con nhỏ).
– Giúp trẻ gọi tên những cảm nhận/cảm xúc, điều này sẽ giúp bạn hiểu con hơn sau đó có thể sử dụng những giải pháp tốt để điều chỉnh cảm xúc của con khi con không vui vẻ hay giận dữ.
– Đưa cho trẻ sự lựa để trẻ học cách ra quyết định (Ví dụ: “Con thích mặc chiếc váy màu vàng hay là chiếc màu xanh lá cây kia?”), tuy nhiên tránh để trẻ bối rối khi bạn đưa ra quá nhiều lựa chọn.
– Tìm một người khác chăm sóc cho trẻ khi bạn cảm thấy quá căng thẳng và không thể ở đó với con (Lời khuyên là: người trợ giúp đó phải chỉ ra rằng trẻ quan trọng như thế nào với bố mẹ).
– Bảo vệ trẻ từ những vấn đề của người lớn. Bạn nên ghi nhớ rằng người lớn có trách nhiệm với những vấn đề này chứ không phải trẻ em.
Những việc không nên làm
– Đừng để trẻ nhìn thấy bạn tranh cãi với ai đó.
– Đừng gọi con là đứa trẻ nhút nhát trước mặt mọi người – điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ và con có cớ để không nói chuyện với mọi người.
– Không nên so sánh con với những đứa trẻ khác.
– Giữ trẻ ở xa những thứ thuộc về người lớn hoặc những gì gây cho trẻ sự sợ hãi và lo lắng.
– Nên khơi ngợi trẻ nhưng phải giữ đúng chừng mực.
Ý nghĩa từ những câu chuyện
Những câu chuyện có thể được đọc từ sách trong thư viện hay từ kí ức tuổi thơ của bạn. Trẻ rất thích nghe những câu chuyện về khoảng thời gian mà cha mẹ phải trải qua những thử thách giống như trẻ đang trải nghiệm bây giờ. Một số cách hiệu quả để củng cố sự tự tin của trẻ sẽ được chúng tôi gợi ý dưới đây:
– Chỉ cho con thấy những đứa trẻ khác đã chia sẻ sự sợ hãi của mình và không còn cảm thấy đơn độc trong cảm giác ấy.
– Dành những khoảng thời gian chia sẻ thực sự giữa bạn và con trẻ.
– Tạo cơ hội cho trẻ tâm sự về câu chuyện của mình như trẻ đã làm gì ở trường học hay thời gian giải lao.
– Giúp trẻ nhận thấy mọi người luôn sẵn sàng lắng nghe trẻ nói, giúp trẻ phát triển cảm giác mình là một người đáng yêu.
– Điều quan trọng nhất là giúp trẻ yêu cảm giác ở bên bạn. Rất nhiều đứa trẻ ghi nhớ khoảng thời gian được nghe người thân kể chuyện vào lúc rảnh rỗi – một câu chuyện trước giờ đi ngủ cũng là một yếu tố giúp trẻ thấy hứng thú và ngủ ngon giấc hơn.
Theo Novita
Lượt đọc: 13,383