Trẻ học được gì qua những trò chơi

Thời gian vui chơi có thể là cơ hội tuyệt vời để trẻ học cách tập trung sự chú ý, xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khi trẻ chơi đùa sự tập trung chú ý, sự tự tin có thể xuất hiện dù chúng “đang chơi cho vui” và đó thực sự là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Vui chơi là một cách tự nhiên để trẻ học hỏi vì con sử dụng tất cả các giác quan của mình. Thời gian chơi cũng là một “bài tập” liên quan đến nhận thức – nơi mà trẻ thực hành đưa thông tin, tổ chức nó để giải quyết vấn đề và hiểu rõ hơn môi trường sống.

Mặc dù để trẻ chơi một mình cũng là điều quan trọng, tuy nhiên có rất nhiều vấn đề mà người lớn có thể làm để giúp trẻ xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng, sự tập trung chú ý, cải thiện ngôn ngữ, rèn luyện kĩ năng bằng cách chơi các trò tương tác với con trẻ. Những kĩ năng không phải hình thành một cách tự nhiên và có thể chính các bậc phụ huynh cũng cần được hướng dẫn làm thế nào để trở thành một người bạn vui chơi hữu ích.

Quan sát và học hỏi

Bước đầu tiên để trở thành “bạn chơi” tốt của một đứa trẻ là quan sát các kiểu mẫu/mô hình đồ chơi của con và tập trung vào những gì con thích làm một cách cụ thể nhất. Ví dụ: loại đồ chơi nào con bạn thích lựa chọn để chơi nhất? Con của bạn thích đoán cách sử dụng nó hay thích sử dụng các đồ vật để lắp ráp thành một vật khác? Thông thường cha mẹ thường nhận biết sở thích của con trẻ một cách vội vàng mà không dành thời gian để quan sát và tìm hiểu cách trẻ vui chơi, đó cũng là một thiếu sót.

Tập trung vào ý tưởng của trẻ

Sau khi quan sát là thời gian cha mẹ chơi cùng với con của mình. Sai lầm lớn nhất phụ huynh thường mắc phải khi chơi với con cái là họ “chiếm giữ” trò chơi. Ví dụ: một đứa trẻ xây dựng tòa tháp từ những hình khối và bạn biết rằng tòa tháp đang bị thu hẹp, có nguy cơ đổ, bản năng của cha mẹ là “điều khiển” lại trò chơi. Bạn sẽ muốn củng cố tháp hoặc chỉ cho trẻ làm thế nào để bắt đầu lại với một nền tảng rộng hơn để tạo nên một tòa tháp vững chãi hơn. Người lớn thường nghĩ rằng sự giúp đỡ đó sẽ dạy trẻ những kĩ năng cần thiết nhưng thực tế việc làm này cũng có những tác hại nhất định. Khi chơi với con trẻ chúng ta có thể gửi tới con những thông điệp “tiêu cực” về việc trẻ đang làm ví dụ: “Cách của con đang làm là không đúng và sự nỗ lực của con là chưa đủ”. Có lẽ những đứa trẻ sẽ không cố gắng xây một toà tháp cao lớn nhưng sẽ hình dung tới nó sẽ đổ như thế nào và tự điều chỉnh hoặc chấp nhận sự hướng dẫn một cách vui vẻ. Để trở thành một bạn chơi lý tưởng của con, bạn cần phải học cách tập trung vào ý tưởng của con chứ không phải chỉ là suy nghĩ của bạn. Khi tham gia chơi cùng trẻ hãy đặt các câu hỏi như: “Con muốn mẹ làm gì nào” và trước tiên hãy làm theo sự chỉ dẫn của chúng.

Sử dụng các “thông tin nói”

Thông tin nói là một thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu nhóm bệnh về ngôn ngữ và chuyên gia về phát triển trẻ em sử dụng để mô tả (một cách tốt nhất) cách sử dụng lời nói tương tác với trẻ em. Trong một thuật ngữ đơn giản nó có nghĩa là tích cực miêu tả những gì một đứa trẻ đang làm, đang sử dụng, nhìn thấy, trẻ nghe thấy những gì và suy nghĩ, cảm nhận gì về nó… Khi cha mẹ và người chăm sóc miêu tả lại những trò chơi, cách chơi của trẻ bằng thông tin/ngôn ngữ nói sẽ giúp trẻ nhận thức môi trường xung quanh dễ dàng hơn. Nó cũng có thể cung cấp cho trẻ thông tin và con trẻ có thể xử lý, hiểu và sử dụng kĩ năng ngôn ngữ như những gì trẻ nghe thấy từ kiểu mẫu ngôn ngữ và cấu trúc câu cha mẹ sử dụng.

Trong khi miêu tả hãy chắc chắn rằng bạn không sử dụng các thông tin “quá tải” với độ tuổi của trẻ, ghi nhớ giữ một mức độ phù hợp với trình độ của con. Điều quan trọng nhất là dành thời gian cho con, giúp trẻ cảm nhận sự yêu thương và biết rằng mình là một phần quan trọng trong cuộc sống của cha mẹ.

Theo essortment

Lượt đọc: 4,108