Thang Cấp độ Tư duy Bloom

Trong 1 bài viết trước đây chúng tôi đã đề cập tới Thang Cấp độ Tư duy của Benjamin Bloom, bài viết này chúng tôi cung cấp cho độc giả nhưng thông tin cập nhật về Thang Cấp độ Tư duy Bloom trong việc dạy trẻ nhỏ.

Thang Cấp độ Tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin S. Bloom (1956), thường được gọi tắt là Thang Bloom  bao gồm 6 cấp độ sau:

thang cấp độ tư duy Bloom

Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1990 Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh Thang Cấp độ Tư duy  Bloom như sau (Pohl, 2000):

thang tư duy Bloom trong dạy và học

Như vậy ta có thể thấy có sự thay đổi đáng lưu ý trong sự điều chỉnh này so với Thang Bloom năm 1956: cấp độ tư duy thấp nhất là Nhớ thay vì Biết, cấp Tổng hợp được bỏ đi và đưa thêm Sáng tạo vào mức cao nhất. Sự điều chỉnh này sau đó đã nhận được sự ủng hộ bởi đa số các trường học và các nhà giáo, bởi ngày nay chúng ta cực kỳ đánh giá cao các hoạt động giúp phát triển năng lực sáng tạo của người học.

Các bạn sẽ hỏi là vậy thì chúng ta làm như thế nào với Thang Cấp độ Tư duy Bloom, hay nói cách khác, các giáo viên, các cha mẹ sẽ ứng dụng Thang Cấp độ Tư duy Bloom như thế nào, cách chúng ta đặt câu hỏi và dẫn dắt học sinh nhỏ tuổi của chúng ta ra sao để  học sinh đạt được mức cao nhất trong Thang cấp độ Tư duy Bloom. Chúng tôi sẽ đi từ cấp độ thấp tới cao để quý vị tiện theo dõi:

  1. Nhớ: ở cấp độ này giáo viên chủ yếu là gợi cho học sinh nhớ lại các khái niệm. Với loại câu hỏi này chỉ cần dùng vài từ để trả lời , câu trả lời không cần suy luận mà đơn giản chỉ là yêu cầu học sinh nhớ lại những gì giáo viên vừa dạy. Ví dụ bạn có thể hỏi ”hình vuông có mấy cạnh” sau khi bạn đã giảng về hình vuông, trái đất hình gì sau khi học về Trái đất. Các từ thường được dùng là: kể lại, mô tả, cho biết, tên là gì, ai…
  2. Hiểu: câu hỏi nhận  thức hướng đến khả năng hiểu những điều vừa được nghe giảng.  Đôi khi đó cũng đơn giản chỉ là hiểu những điều vừa được dạy. Học sinh không cần phải hiểu khái niệm thật sâu sắc hoặc hiểu các mối quan hệ mà trẻ vừa được học. Trẻ chỉ cần có khả năng tóm tắt lại hoặc kể lại, ví dụ giáo viên có thể hỏi: bạn nào có thể nói cho cô biết câu chuyện kể cho chúng ta về việc gì,  chúng ta hãy mô tả lại (từng đoạn), hãy thảo luận về…, ai có thể giải thích được, làm báo cáo.., hãy lựa chọn… đoán, kể lại theocách của các con, tự tìm từ của mình..
  3. Vận dụng: có nghĩa là “sử dụng sự trừu tượng trong những tình huống cụ thể hoặc tình huống đặc biệt” . Mục tiêu của mức độ này là học sinh đơn giản sử dụng hoặc ứng dụng những gì giáo viên đã dạy cho trẻ. Vận dụng không yêu cầu trẻ phải tự phát triển sự trừu tượng . Ví dụ nếu bạn đang dạy  trẻ về diện tích của hình chữ nhật, vận dụng có thể bao gồm cả việc cung cấp cho học sinh các con số để học sinh điền vào công thức và tính toán

Bạn có thể thường dùng tới các yêu cầu ở mức độ này: ứng dụng, giải thích, tính toán, hoàn thành, minh họa, biểu diễn, giải quyết, xem xét, thay đổi, phân loại, thí nghiệm, khám phá

  1. Phân tích : khám phá một số khái niệm theo chi tiết để hiểu tốt hơn hoặc rút ra kết luận từ những khám phá đó. Để có thể phân tích trẻ cần hiểu các khía cạnh của khái niệm, có thể kết nối các ý kiến và xem xét những ý kiến này ảnh hưởng tới nhau như thế nào.

Ví dụ sau khi tìm hiểu về núi lửa bạn có thể hỏi: “điều gì làm cho núi lửa phun trào?”

Bạn có thể cần yêu cầu trẻ phân biệt, so sánh, nêu sự đối lập, phê phán, kết hợp, phân loại, so sánh, chọn lựa, tách ra, giải thích, suy ra, đặt câu hỏi.

  1. Đánh giá: Nghiên cứu chi tiết sự vật để đánh giá giá trị, chất lượng, tầm quan trọng, quy mô và điều kiện. Không đơn giản chỉ là đưa ra ý kiến, mà học sinh cần so sánh và suy xét các ý kiến, đánh giá giá trị của các ý kiến, trình bày, lựa chọn dựa trên những kiến thức thu được.

Ví dụ bạn hỏi: Nếu bạn đi cắm trại và chỉ có thể mang theo 4 đồ vật, bạn sẽ mang theo những gì?

Bạn có thể yêu cầu trẻ đánh giá tình huống, ra quyết định sau khi đánh giá tình hình, xếp loại theo mức độ, kiểm tra, đo đạc, đưa ra lời khuyên, thuyết phục người khác về ý kiến của mình, lựa chọn,  giải thích, phân biệt, ủng hộ, kết luận.

  1. Sáng tạo: học sinh sẽ được yêu cầu đưa ra sản phẩm mới, ví dụ sắp xếp lại câu chuyện theo cách khác, xây dựng lại theo cách mới, biến đoạn văn xuôi thành văn vần hoặc bài hát, thay vì hát thì có thể đọc rap… Đối với học sinh lớn bạn có thể yêu cầu trẻ viết lại theo cách của trẻ, đưa ra kết luận mới, phát triển câu chuyện theo một hướng khác, lập kế hoạch của trẻ cho một hoạt động nào đó….

    thang cấp độ tư duy Bloom

    Trẻ tự tin tham gia mọi hoạt động

Trong trường học chúng ta mới đang dừng lại ở 2 cấp độ thấp là nhớ và hiểu, như vậy rõ ràng là ta chưa tận dụng được các cơ hội giúp con phát triển tư duy và tăng cường năng lực học tập.

Rất nhiều cha mẹ chưa biết tới Thang Cấp độ Tư duy Bloom trước đây, sau bài viết này chúng tôi hy vọng đã mang tới cho quý vị một số hiểu biết nhất định trong việc nuôi dạy con thông minh và phát triển tư duy cho con. Quý vị cần luôn nhớ rằng mỗi tình huống vui chơi học hỏi, mỗi câu chuyện các vị kể cho con đều có tới 6 cấp độ mà quý vị cần hướng cho con đạt được, nếu làm được điều này thì con cái chúng ta có nhiều cơ hội hơn để thành công trong trường học và cuộc sống.

Trung tâm Bé Thông Minh đang giảng dạy các khóa học FasTrack Tots – Con Tự Tin, FasTrack Fundamentals – Con Tỏa Sáng,  FasTracKids – Thủ Lĩnh nhí và các chương trình khác cho trẻ 3-8 tuổi, lớp học của chúng tôi ứng dụng Tháp Tư duy Bloom rất thành công. Quý vị có con trong độ tuổi hãy liên lạc với chúng tôi để có thông tin về các lớp học tiên tiến nhất giúp con phát triển tốt nhất.

Hãy liên lạc ngay hôm nay tới 0439411316, 0982929815, 0961362606, kids@indochinapro.com. Cơ hội phát triển của con đang nằm trong tay bạn.

Lượt đọc: 25,241