Thời gian phát triển đầu đời

Lev Vygotsky

là một nhà tâm lý học xuất chúng người Liên Xô cũ, Vygotsky đã để lại tổng cộng 200 tác phẩm khoa học. Những ấn phẩm chính đã xuất bản bao gồm: Vấn đề hành vi của nhận thức (1925), Tâm lý học giáo dục (1925), Sự phát triển năng lực chú ý  của trẻ em (1929), Những bài luận về lịch sử hành vi (viết cùng Luria) (1930), Tư duy và ngôn ngữ (1934), tuyển tập những nghiên cứu tâm lý(1956), Sự phát triển tâm lý học bậc cao (1960), Tâm lý nghệ thuật (1965, tái bản lần 2 năm 1968).

4 nguyên lý cơ bản làm nền tảng cho lý thuyết Thời gian phát triển đầu đời của Vygotsky 

  • Trẻ em tự xây dựng nền kiến thức của mình
  • Sự phát triển không thể tách rời khỏi bối cảnh xã hội cụ thể
  • Học tập đem lại sự phát triển
  • Ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển trí tuệ

Lí thuyết văn hóa xã hội của Vygotsky: Vygotsky được biết đến như một nhà tâm lý giáo dục với lý thuyết văn hóa xã hội. Lý thuyết này cho rằng, sự tương tác xã hội làm cho tư duy và hành vi của trẻ từng bước từng bước thay đổi một cách liên tục trong bối cảnh văn hóa . Về ngôn ngữ cá nhân chẳng hạn, có thể quan sát điều này khi đứa trẻ tự nói với mình về kế hoạch hoặc tự hướng dẫn hành vi của chính nó (thường thấy điều này ở trẻ trước tuổi đến trường). Khi đứa trẻ phải thực hiện một nhiệm vụ (công việc) khó khăn mà chúng chưa biết phải làm thế nào, chúng thường sử dụng ngôn ngữ cá nhân trong khi đang làm việc (vừa làm vừa nói lẩm bẩm về từng bước công việc). Trong trường hợp này, ngôn ngữ nói giúp cho trẻ hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Vygotsky tin rằng, ngôn ngữ nói thay đổi theo lứa tuổi và ngày càng nhỏ đi về âm lượng để trở thành lời nói thầm trong đầu (tư duy).

Thành phần thứ hai trong lý thuyết văn hóa xã hội là vùng phát triển gần “the zone of proximal development” (ZPD). Vygotsky cho rằng các khoa sư phạm tạo nên quá trình học và các quá trình này đưa tới sự phát triển và sự phát triển này là kết quả tất yếu trong “vùng phát triển gần”. Khái niệm này bắt nguồn ở chỗ với sự giúp đỡ của người khác, đứa trẻ có thể hoàn thành được một nhiệm vụ mà trước đó chính nó không thể tự hoàn thành được. Vygotsky mô tả ZPD là sự khác biệt giữa mức độ phát triển thực tế (xác định bởi khả năng giải quyết vấn đề một mình) và mức độ phát triển có thể đạt được (xác định qua khả năng giải quyết vấn đề khi có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn hoặc cộng tác với người có kiến thức nhiều hơn). Kết quả của quá trình này là đứa trẻ trở nên xã hội hóa nhiều hơn trong ảnh hưởng văn hóa và điều này đem lại sự phát triển về nhận thức
Để ZPD thành công, nó cần có hai đặc trưng. Đặc trưng thứ nhất liên quan đến các đặc điểm của bản thân trẻ, còn được gọi là đặc trưng mang tính chủ thể. Thuật ngữ này mô tả quá trình hai cá nhân bắt đầu nhiệm vụ với những hiểu biết khác nhau, nhưng cuối cùng đạt đến mức có thể chia sẻ hiểu biết với nhau. Đặc trưng thứ hai là sự hỗ trợ mang tính xã hội, điều có ý nói đến sự thay đổi của hỗ trợ xã hội đối với các khóa học. Nếu sự hỗ trợ xã hội thành công thì mức độ thông thạo của trẻ về khả năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sẽ tăng lên. Sự phù hợp giữa hai đặc trưng này là điều rất quan trọng khi muốn áp dụng ZPD thành công.

Vygotsky được công nhận đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức. Ông phát hiện ra rằng học tập ở mức độ xã hội xảy ra trước khi tự học. Việc học tập đầu tiên được bắt nguồn từ quan hệ thực giữa các cá thể như là một kinh nghiệm giao tiếp về tâm lý. Khi học vấn đã thành của trẻ nó sẽ được biểu hiện thành những kinh nghiệm bản thân. Giáo viên nhận thấy được những thể hiện học vấn bên trong và bên ngoài của trẻ trong lớp. Trẻ cần được thấy khái niệm nhiều lần bằng nhiều cách khác nhau trước khi khái niệm đó biến thành của bản thân và có thể dùng được. Vygotsky nhận thấy rằng phạm vi kỹ năng có thể phát triển với sự hướng dẫn của người lớn hoặc hợp tác với bạn đồng trang lứa lớn hơn rất nhiều so với việc tự học.

Theo ông thì thời gian phát triển đầu đời của trẻ gắn liền với

  • Sức mạnh động lực của cả nhóm làm cho việc học tập diễn ra nhanh hơn
  • Kết hợp được các nguồn lực với nhau mang lại những nhận thức mới và lợi ích cho trẻ
  • Cùng xây dựng ý tưởng và suy nghĩ là môi trường kích thích trẻ học tập và trải nghiệm
    Mức độ phát triển thực tế dựa vào khả năng tự giải quyết vấn đề  và sự phát triển tiềm năng dựa trên những giải quyết vấn đề có hướng dẫn hoặc tương tác với các bạn cùng lứa có năng lực hơn.
  • THỜI GIAN PHÁT TRIỂN ĐẦU ĐỜI

Như vậy chúng ta thấy thời gian phát triển đầu đời của trẻ gắn rất chặt chẽ với các tương tác trong gia đình và các tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Các thiết bị điện tử, các phần mềm học tập có thể rất tốt đối với người lớn nhưng lại không thật sự tốt với trẻ, ông cha ta cũng từng nói học ” học Thầy không tày học Bạn”.

FasTracKids tạo một môi trường coi trọng sự tương tác của các học sinh với mục tiêu thúc đẩy việc học tập nhanh hơn và tốt hơn.

Ba mẹ quan tâm đến Thời gian phát triển đầu đời của trẻ không thể bỏ qua các khóa học của FasTracKids.

Hãy bắt đầu ngay với Bé Thông Minh, gọi 02439411316, Hotline: 0982929815,  & 0961362606 Email:  kids@indochinapro.com,  hoặc ĐĂNG KÝ HỌC tại đây.

Lượt đọc: 2,648