Phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ

Jean Piaget và học thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ

Jean PiagetJean Piaget (1896 – 1980) là nhà tâm lí học Thuỵ Sĩ. Ông là một trong những người sáng lập môn tâm lí học phát triển, và chuyên nghiên cứu về tâm lí học tư duy và tâm lí học trẻ em, học thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ đã giúp các nhà giáo dục và cha mẹ hiểu kỹ hơn để đồng hành cùng trẻ tốt hơn trong mỗi giai đoạn phát triển.

Dựa trên những dữ liệu từ thực nghiệm, Piaget xây dựng học thuyết về sự hình thành và phát triển trí tuệ. Học thuyết này coi trí tuệ là sự phối hợp các hành động bên trong của chủ thể, đó là những thao tác. Theo ông, trí tuệ không bất biến mà phát triển theo từng cấp độ phụ thuộc vào giai đoạn và các thời kì được hoà nhập kế tiếp nhau bởi các điều kiện sinh lí của sự phát triển. Nó là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa chủ thể và môi trường.

Theo học thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ của J.Piaget, mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về chất lượng trí tuệ và được coi là một giai đoạn phát triển. Một giai đoạn trí tuệ có những đặc trưng sau: thứ nhất, các thành tựu trí tuệ giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn trước; thứ hai, là sự kết hợp thống nhất các cấu trúc đã có từ giai đoạn trước; thứ ba, mỗi giai đoạn là một cấu trúc tổng thể các sơ đồ chứ không phải là sự xếp chồng các sơ đồ lên nhau; thứ tư, mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu tố chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau. Dựa vào các dấu hiệu trên, J.Piaget chia quá trình phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ thành các giai đoạn lớn, và trong mỗi giai đoạn lớn đó bao gồm những thời kỳ nhỏ.

Theo J. Piaget, sự xuất hiện và phát triển của trí tuệ là kết quả của hai cơ chế cơ bản: đồng hoá (assimilation) và điều ứng (accommodation). Đồng hoá là sự thống nhất thông tin mới vào cấu trúc tinh thần đang có sẵn. Có thể hiểu, cơ thể đồng hoá những yếu tố của môi trường vào những cơ cấu sẵn có của mình. Điều ứng là sự thay đổi một cấu trúc tinh thần để thu vào thông tin mới. Điều đó có nghĩa là có sự điều chỉnh những cơ cấu ấy để thích ứng với những biến đổi của môi trường. Khi hai quá trình đồng hoá và điều ứng ở thế cân bằng là đã có sự thích nghi và ở mỗi thời kỳ tạo ra những cơ cấu và những cơ chế đặc biệt. Chính nhờ hai cơ chế này mà trí tuệ của con người được phát triển.

Sau hơn 30 năm nghiên cứu, Jean Piaget đã xác định là có 4 giai đoạn trong lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em, mỗi giai đoạn lại chia thành một số thời kỳ. Ngày nay có thể nói hầu hết các nhà tâm lý học, mặc dù còn chưa đồng ý về một số tiểu tiết hay trong sự xác định nguyên nhân phát triển, đều nhất trí với Jean Piaget về việc phân kỳ đại cương với những đặc trưng chủ yếu từng thời kỳ.

4 giai đoạn lớn của sự phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ là:

  • Giai đoạn cảm giác – vận động (từ 0 đến 2 tuổi), là giai đoạn trẻ nhận biết thế giới thông qua sự phối hợp cảm giác và vận động.
  • Giai đoạn tiền thao tác cụ thể (từ 2 đến 7 tuổi). Lúc này trẻ đã có thể nhận biết thế giới qua các biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng bằng ngôn ngữ.
  • Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7 tuổi đến 11 tuổi): Trẻ có thể hiểu được thế giới theo cách lý luận hơn là tri giác đơn giản thông qua các ý niệm về đối tượng bên ngoài.
  • Giai đoạn thao tác hình thức hay tư duy lôgic (từ 11 đến 14-15 tuổi). Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng khái quát hoá các ý tưởng và cấu trúc các điều trừu tượng. Chúng có khả năng đưa ra kết luận từ những giả thuyết hơn là dựa hoàn toàn vào quan sát thực tế. Trí tuệ đứa trẻ đã đạt mức phát triển hoàn chỉnh.

Tiến sỹ Jean Piaget và ứng dụng của học thuyết phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ trong chương trình FasTracKids :

“Đối với hầu hết mọi người, đào tạo có nghĩa là cố gắng khiến đứa trẻ bắt chước theo một người lớn cụ thể nào đó trong xã hội nhưng đối với tôi đào tạo có nghĩa là tạo nên những nhà sáng tạo. Bạn phải tạo nên những nhà phát minh, những nhà cải cách – chứ không phải những người chỉ biết tuân thủ.” FasTracKids đã ứng dụng lý thuyết của Jean Piaget trong một lớp học rất năng động nơi mọi giác quan được phát triển, mọi sáng tạo được tôn trọng và khuyến khích. Trẻ nhỏ tham gia lớp học FasTracKids tiếp thu kiến thức mới, trong quá trình học tập các kiến thức đó được sắp xếp lại trong các hoạt động, từ đó trẻ có thể biến những kiến thức mới học được vào những tình huống mới.

Nghiên cứu của Piaget về nhận thức có thể được coi là ảnh hưởng hình xoắn ốc của học tập. Trẻ bắt đầu bằng giản đồ giúp chúng hiểu được thế giới. Trong khi chúng lớn lên và tiến bộ, giản đồ này bị ảnh hưởng bởi những nguồn thông tin bên ngoài và thay đổi trong giản đồ phản ánh sự hiểu biết của chúng. Thuật ngữ mô tả sự thay đổi này là bổ sung, được coi như sự thay đổi trong quá trình suy nghĩ để bao gồm thêm 1 tình huống mới. Một loại  thay đổi giản đồ khác là   đồng hóa thông tin mới vào giản đồ cũ. Piaget tin rằng chúng ta tiếp tục cả 2 hình thức trên để mở rộng hiểu biết của chúng ta. Ông cũng cho rằng cả 2 hình thức trên có cùng ảnh hưởng đến suy nghĩ của con người.Trẻ tham gia lớp học FasTracKids, trẻ  đang đồng hóa thông tin mới với giản đồ cũ trong một môi trường an toàn và được ủng hộ.

Hãy tham gia lớp học FasTracKids để con bạn có cơ hội phát triển thật tốt. Đăng ký học khám phá miễn phí ngay hôm nay và cùng đồng hành với sự phát triển của con bạn

Liên lạc 02439411316, Hotline: 0982929815,  & 0961362606 Email:  kids@indochinapro.com,  hoặc đăng ký học tại đây.

Lượt đọc: 10,906