Phương pháp học tính tự giác

🌻🌻 🌈🌈 PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍNH TỰ GIÁC

Nhiều bố mẹ đối mặt với tình cảnh sáng sớm gọi con dậy nhưng con không chịu dậy, giục con đi học nhưng con giận dỗi chống đối.

Để dạy con thì phải chăng là chúng ta sẽ đối diện, và nói với bé là con phải ngoan, con phải biết tự đi đánh răng mỗi buổi sáng, tự lấy quần áo ra mặc, buổi tối phải tự biết lấy vở ra chép bài không thì mẹ sẽ phạt 3 roi?

Thực tế, thúc ép trẻ có thể làm xong việc nhưng ý thức tự giác của trẻ vẫn là con số 0, thậm chí còn hình thành tính chống đối, không bắt buộc thì sẽ không làm!

🐧🐧 Biến nghĩa vụ thành trò chơi

Thế thì phải dạy con bằng cách nào? Chúng ta hãy biến những hoạt động mang tính bổn phận thành những trò chơi – mà đối với trẻ em, thì trò chơi chính là các hoạt động rất nghiêm túc! Vì thế khi chúng ta chơi trò “mèo con rửa mặt” hay “thỏ mặc quần áo nhanh” hoặc “xem ai nhanh hơn” .v.v. là chúng ta đang “làm việc” với con hay đang “dạy” con một cách nghiêm túc đấy!

👉👉 Cho con quyền chọn lựa

Không phải chỉ biến việc dạy con thành trò chơi là đã xong, để rồi con muốn chơi sao thì chơi. Mà việc giúp con hình thành ý thức tự giác vẫn đòi hỏi một số những phương pháp học tính tự giác. Trước hết, đó là chúng ta để cho trẻ quyền chọn lựa, không phải là chọn lựa giữa cái không và cái có mà là chọn lựa giữa việc thực hiện như thế này, hay thực hiện như thế kia. Sau đó trong giai đoạn đầu, chúng ta cũng cần biết cách “tập huấn” cho con theo từng bước, hướng dẫn cho con làm những động tác cơ bản nhất.

🎩🎩 Để con tự làm mà không cần trợ giúp

Khi con đã làm được thì có hai điều mà phụ huynh cần lưu ý: Hãy để cho trẻ tự làm, thậm chí có thể có những sai sót vì có như thế, trẻ mới biết rút kinh nghiệm và cho dù thời gian có dài gấp đôi nhưng chúng ta cũng nhất quyết là không nên can thiệp vào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc dạy con thất bại, vì cha mẹ thường không chịu nổi sự chậm chạp và vụng về của con, để rồi “ra tay” hoàn tất công việc trong tích tắc, thay vì phải chứng kiến sự rề rà của con.

 Để con đặt mục tiêu và lập kế hoạch trước khi làm

Một yếu tố cần thiết nữa, đó là tính nhất quán – Trẻ không thể hình thành sự tự giác, nếu các hoạt động thường xuyên thay đổi về thời gian và cách thức. Vì vậy, hãy có thời khóa biểu sinh hoạt trong ngày cho con, và cả nhà phải tôn trọng và tuân thủ thời khóa biểu này cùng với con.

Một trong những biện pháp nâng cao “kỹ năng” là cho con từng bước tham gia vào các hoạt động trong gia đình, như trong việc dọn dẹp, làm bếp, lau nhà, giặt quần áo..v.v. Chúng ta có thể nhờ con làm một số việc lặt vặt, vừa làm vừa hướng dẫn thêm cho con.

Phương pháp học tính tự giác

Lượt đọc: 1,319