ÉP CON HỌC TỪ QUÁ SỚM, NGƯỢC LẠI SẼ HẠI CON

Hẳn bố mẹ nào trên đời cũng muốn con mình thật thành công, thành rồng thành phượng, vậy nên họ đều không ngừng “gia tốc” trong quá trình dạy con, ép con học từ quá sớm, kích thích tiềm năng của con càng sớm càng tốt, buộc con phải hoàn thành những việc vượt quá lứa tuổi của con. Trên thực tế, việc bồi dưỡng năng lực của con cần phải dựa trên nền tảng “phù hợp với độ tuổi của con”. Nếu như đi ngược lại so với quy luật sinh trưởng và phát triển, không những sẽ làm gia tăng gánh nặng cho con mà thậm chí còn ảnh hưởng tới cả sức khỏe của chúng nữa. 

  1. Sau 1 tuổi hẵng cho trẻ tập đi

Vương Chuẩn – bác sĩ phó chủ nhiệm khoa xương bệnh viện Nhi Thượng Hải cho biết: Việc ép trẻ tập đi quá sớm sẽ khiến phần xương chi dưới chịu một trọng lượng rất nặng cũng như xương cốt vùng eo lưng cũng như phát triển cơ bắp còn chưa hoàn thiện, chưa thể chịu được sức nặng của toàn bộ phần trên cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của phần dưới cơ thể, thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng “chân vòng kiềng”. Thêm nữa, thị lực của trẻ khi mới ra đời cũng còn chưa hoàn thiện, phần lớn chúng đều mắc “chứng cận thị”. Ép trẻ học đi quá sớm, trẻ sẽ vì không nhìn rõ những vật ở xa mà cố gắng điều chỉnh diopter cũng như tiêu cự của mắt, điều này sẽ gây ra việc tổn thương mệt mỏi thị giác, có thể ảnh hưởng tới thị lực của trẻ sau này.

  1. Sau 2 tuổi mới bắt đầu học vẽ đường thẳng

Vương Tinh – cán bộ giảng dạy và nghiên cứu phòng giảng dạy và nghiên cứu Bộ Giáo dục cho biết: Việc dạy trẻ học vẽ vào khoảng thời gian 2-3 tuổi là một cách tốt để phát triển tổng hợp khả năng khống chế cơ bắp, năng lực kết hợp giữa tay và mắt, trí tưởng tượng cũng như năng lực sáng tạo của trẻ. Đối với độ tuổi khoảng 25-30 tháng tuổi, yêu cầu chỉ cần đạt mức vẽ được đường thẳng là được. Tới năm 3 tuổi mới bắt đầu học cách mô phỏng cách vẽ hình tròn, hình chữ thập,… Điều cần nhấn mạnh ở đây là khi trẻ chỉ mới bắt đầu tập cầm bút, việc có thể vẽ loạn trên một tờ giấy trắng đã là tốt lắm rồi. Bố mẹ nên cố gắng duy trì niềm yêu thích này của con, thay vì đưa ra yêu cầu quá cao cho con vào thời điểm quá sớm này. Nếu không, những đứa trẻ quá mẫn cảm sẽ sản sinh sự chán ghét cũng như cự tuyệt việc vẽ tranh sau này.

ép con học quá sớm

  1. Nên bắt đầu cho trẻ học ngoại ngữ vào năm 3 tuổi

Về thời điểm cho trẻ học ngoại ngữ, bất luận là quá sớm hay quá muộn cũng đều sẽ làm giảm hiệu quả một cách rõ rệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ lưỡi của trẻ em 2-3 tuổi vẫn còn chưa hoàn thiện và là thời điểm vô cùng quan trọng để phát triển về năng lực ngôn ngữ cho trẻ. Về mặt phân biệt và mô phỏng ngữ âm cũng như ghi nhớ từ vựng, trẻ em ở độ tuổi này có ưu thế hơn người lớn rất nhiều, cũng như sẽ có lợi thế trong việc phát âm chuẩn ngoại ngữ hơn. Trong quá trình học cũng cần tuân theo quy luật học tập hợp lý, đầu tiên cho trẻ rèn luyện năng lực nghe cũng như biểu đạt trước, sau đó mới đến đọc viết. Ngoài ra, cũng nên khoan dung và độ lượng hơn với con trẻ khi chúng mắc sai lầm trong quá trình học ngoại ngữ. Miễn là không ảnh hưởng tới việc dạy học hay giao tiếp thông thường thì cũng không nhất thiết phải chỉnh sửa ngay.

Thêm nữa, khả năng tập trung của trẻ ở thời điểm này vẫn còn rất kém, việc học ngoại ngữ nên áp dụng biện pháp vừa học vừa chơi, không ngừng chuyển hướng sự chú ý của trẻ. Việc ép trẻ học thuộc một cách quá mức sẽ gây thêm áp lực cho trẻ cũng như gây ra tâm lý phản nghịch.

  1. Năm 4 tuổi mới bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với máy tính

Bức xạ từ máy tính sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào não. Cho trẻ sử dụng máy tính trong thời gian dài cũng sẽ rất có hại cho mắt của trẻ. Thông thường, chúng ta chỉ nên cho trẻ 4 tuổi tiếp xúc với máy tính ở một mức độ vừa phải. Ví dụ như dùng máy tính để xem ảnh, video hoặc sử dụng để chơi một vài trò chơi giáo dục cho trẻ. Nhưng ở độ tuổi trước khi đi học này, khi cho trẻ sử dụng máy tính cần có bố mẹ giám sát bên cạnh, mỗi lần sử dụng không quá 30 phút, và mỗi ngày không được sử dụng quá 1 tiếng.

  1. 5 tuổi là thời điểm tốt để bắt đầu cho con học nhạc cụ

Từ 5 tuổi trở đi, việc học tập hệ thống kiến thức âm nhạc sẽ giúp khai phá được tiềm năng của con trẻ, tăng cường khả năng kết hợp giữa mắt, tai, tay cũng như bộ não, có thể coi như là một trò chơi cao cấp để khai phá bộ não cho trẻ. Nhưng nếu bạn ép con học nhạc cụ từ năm 3-4 tuổi, một mặt sẽ giết chết đi cái gọi là hứng thú của con, thậm chí còn có thể dẫn đến trở ngại tâm lý cho trẻ. Vương Chuẩn cũng chỉ ra rằng: Trước 5 tuổi, xương khớp của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện. Việc luyện tập nhạc cụ trong thời gian dài rất có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thống khớp xương tay của trẻ, gây trở ngại cho việc phát triển sau này.

ép con học quá sớm

  1. 5-6 tuổi mới nên tập cho trẻ đi xe đạp

Xương cốt của trẻ ở thời điểm đầu vẫn còn rất mềm và có tính đàn hồi, rất dễ thay đổi hình dạng, cộng thêm cơ bắp lúc này vẫn còn yếu, việc dạy con đi xe đạp vào lúc này sẽ rất dễ gây ra chấn thương cổ tay cũng như tổn thương vùng xương hông. Phần chi dưới dùng lực quá mạnh, vẽ lâu dài sẽ rất dễ gây hình thành nên dạng chân chữ X, thậm chí còn có những đứa trẻ sẽ hình thành thế chân chữ bát(八) nữa. Vậy nên, việc tập đi xe đạp cho trẻ là chuyện nên muộn chứ không nên sớm, có thể bắt đầu từ xe đạp ba bánh trước. Bố mẹ nên chú ý điều chỉnh độ cao của xe để sao cho con ngồi được thoải mái nhất, tránh dẫn đến tình trạng biến dạng cột sống.

  1. Khoảng 6 tuổi mới bắt đầu học phân trái phải

Việc phân biệt trái phải là khời đầu cho tri thức nhận thức phương hướng không gian. Căn cứ theo tư liệu nước ngoài cho thấy thì trẻ em thường bắt đầu học cũng như chơi các trò chơi liên quan đến trái phải từ năm 6 tuổi. Nhưng ở nước ta do trẻ còn phải học cách cầm đũa nên thông thường thì từ khoảng 26 tháng tuổi là đã nhận thức được đâu là tay phải của mình rồi. Để phân biệt được chiếc giày nào ở bên trái, chiếc nào ở bên phải, thông thường là ở khoảng 33 tháng tuổi. Nếu ép trẻ phân biệt trái phải quá sớm, trẻ sẽ chỉ ghi nhớ nó một cách máy móc, qua một thời gian sẽ liền quên ngay.

  1. 6 – 7 tuổi mới bắt đầu học trượt patin

Trong quá trình trượt patin, nếu hai chân chịu lực không đều sẽ rất dễ ảnh hưởng đến việc phát triển xương cốt của trẻ sau này. Trong lúc chơi, vùng eo đầu gối cũng như mắt cá sẽ phải dùng lực để gánh trọng lượng của toàn cơ thể. Một khi dùng lực không đúng, những bộ phận này sẽ chịu tổn thương rất nặng. Vậy nên, chúng ta nên đợi tới khi xương cốt của con đủ cứng cáp, chừng khoảng 6-7 tuổi mới có thể cho chúng tiếp xúc với patin được. Trong quá trình chơi cũng cần đeo đủ các trang bị bảo hộ như mũ bảo hiểm cũng như đai bảo vệ đầu gối,…

Trong bất cứ chuyện gì cũng vậy, dục tốc thì bất đạt, chuyện gì cũng cần phải đi đúng trình tự của nó mới có thể phát triển một cách tốt nhất được, và giáo dục cũng vậy, việc ép con học những điều vượt tuổi hay vượt khả năng là hoàn toàn không nên. Hãy cứ để con được phát triển một cách tự nhiên, bố mẹ nhất định sẽ bất ngờ với kết quả mình đạt được đấy!

Với chương trình Rèn luyện Tư Duy và Kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0 cũng như với kinh nghiệm 12 năm đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong giai đoạn vàng từ 3-8 tuổi, học viện Bé Thông Minh có rất nhiều chương trình học cho từng độ tuổi để phát triển toàn diện bản thân đồng thời kết nối bố mẹ và các con lại gần nhau hơn. Bố mẹ quan tâm đến các khóa học của học viện Bé Thông Minh hãy liên hệ ngay Hotline: 0982929815 – 0961362606.

 

 

 

 

Lượt đọc: 617