SỰ ĐẦU TƯ KHÔN NGOAN CỦA CHA MẸ DÀNH CHO CON CÁI

Khi nói về sự nghiêm khắc trong dạy dỗ và giáo dục con cái, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh bà Ngu Mạnh Mẫu, mẹ của Mạnh Tử – người đã không tiếc cực khổ, tiền của, công sức để “đầu tư” dạy Mạnh Tử thành một vị thánh hiền lưu danh ngàn năm.

  1. Câu chuyện thứ nhất

Bà không tiếc công chuyển nhà 3 lần chỉ để con bà – Mạnh Tử được tiếp xúc và trò chuyện với những nho sĩ, học hành, hơn là phải sống trong môi trường lừa dối gian lận như ở chợ.

  1. Câu chuyện thứ 2

Chỉ buột miệng nói đùa với con rằng “Họ làm thịt heo để đãi con ăn đấy”, khi cậu con trai hỏi mẹ “Hàng xóm làm thịt con heo chi vậy mẹ?”. Sau đó, bà nghĩ rằng: “Con mình thơ dại, ý thức còn mới mở mang mà mình lại nói không đúng, dù là nói đùa, như vậy chẳng khác nào dạy nó nói dối hay sao?”. Nghĩ vậy bà đi mua thịt heo về cho con bà được ăn thịt heo thật.

SỰ ĐẦU TƯ KHÔN NGOAN CỦA CHA MẸ DÀNH CHO CON CÁI

  1. Câu chuyện thứ 3

Con bà trốn học về nhà. Bà hỏi “Thầy cho con về sớm à?”, Mạnh Tử đã trả lời: “Dạ không, con thích về sớm thôi ạ.”. Nghe xong, bà không tiếc cắt đứt tấm vải đã dệt gần xong và nói với Mạnh Tử: “Mạnh Tử của mẹ này, nếu con đang đi học mà bỏ học hay con bỏ dở điều con đang làm chỉ vì lười, sợ khó khăn hay thích hưởng thụ, thì tất cả những gì con cố gắng sẽ đổ sông đổ biển, như tấm vải mẹ đang dệt xong này bị cắt đứt bỏ đi vậy.”

Đó là câu chuyện về đầu cho con cái của mẹ Mạnh Tử. Còn chúng ta ngày nay nên đầu tư gì cho con cái để đảm bảo “sinh lợi nhất”.

ĐẦU TƯ CHO CON MỘT CÁCH KHÔN NGOAN

Đầu tư khôn ngoan ở đây có thể hiểu là sự đầu tư tốt và phù hợp nhất ở mỗi giai đoạn phát triển. Thành phần đầu tư không hẳn chỉ là tiền, mà còn có thời gian vui chơi và nói chuyện với trẻ, đầu tư vào dinh dưỡng toàn diện, đa dạng và sự rộng rãi của bạn trong việc cho trẻ không gian để đưa ra quyết định và cùng trẻ giải quyết vấn đề theo hướng củng cố và phát triển. Tùy mỗi giai đoạn, mà bạn cần đầu tư đúng và chính xác. Khoản lãi bạn thu được cũng rất lớn sau mỗi giai đoạn, theo ước tính: Tỷ lệ lãi bạn sẽ lấy là 1:4~9, nghĩa là cứ 1 đồng, sẽ lãi về từ 4~9 đồng, không bao giờ lỗ. Nguyên tắc này áp dụng tất cả yếu tố trên. Ví dụ, 1 phút bạn dành cho con, thì con bạn sẽ dành 4~9 phút cho bạn sau này.

CẦN ĐẦU TƯ CHO CON NHỮNG GÌ?

Trong một nghiên cứu dài 7 năm của TS. Monica về các bé từ lúc sinh tại Anh và một nghiên cứu khác gọi là CANDLE của Viện Urban Child Institute, Đại học Tennessee, Mỹ nghiên cứu trên 1500 phụ nữ mang thai từ kì thứ 2 và khảo sát kéo dài đến khi các bé được 5 tuổi đã cho thấy: Giai đoạn 5 năm đầu đời là giai đoạn đầu tư rất đáng và rất quan trọng. Đây là giai đoạn cần đầu tư những thứ sau:

  1. Dinh dưỡng không thể thiếu trong giai đoạn từ thai kì thứ 2 cho đến 5 tuổi.
  • Ngưng hút thuốc, uống rượu bia và thức uống có caffein 3 tháng trước mang thai là khoảng đầu tư cho thai nhi khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn duy trì đa dạng và đầy đủ, đặc biệt bổ sung folate trong lúc mang thai là khoản đầu tư cần có.
  • Cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ lúc mới sinh, duy trì sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 2 tuổi nếu có thể là khoản đầu tư cần thiết.
  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm(từ 6 tháng tuổi), tránh dụ dỗ hay ép bé ăn, và tránh các yếu tố sao nhãng như tivi, đồ chơi hay bế rong khi ăn là khoản đầu tư cần.
  • Dinh dưỡng đa dạng và kiên nhẫn lặp lại, bổ sung đủ vitamin D và hạn chế các thức ăn không lành mạnh như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim… là khoản đầu tư cần.

Theo kết quả nghiên cứu Massen, đầu tư tốt những khoản trên, bạn sẽ lấy lãi 5 lần ở giai đoạn sau, đồng nghĩa trẻ giảm 5 lần bị bệnh và thiếu hụt dinh dưỡng, giảm 5 lần thời gian chống đối với bạn trên bàn ăn và tăng 5 lần cơ hội bước vào giai đoạn sau với sự phát triển tối đa về thể chất.

  1. Tương tác và trò chuyện với trẻ
  • Thường xuyên trò chuyện với trẻ lúc mang thai và nằm thư giãn nghe nhạc với trẻ khoảng 10-15 phút mỗi ngày là khoản cần đầu tư.
  • Đọc 1 đoạn chuyện về nhân nghĩa(khoảng 200-300 chữ) mỗi ngày cho trẻ nghe lúc mang thai.
  • Lắng nghe mỗi lần trẻ “đạp bụng” bạn như cách trẻ muốn giao tiếp với bạn. Hãy trả lời trẻ như: “Con ơi, con muốn nghe mẹ nói chuyện đúng không, mẹ đang đi trên 1 con đường đầy lá vàng…” Kể 1 – 2 câu mô tả về cuộc sống của bạn như cách tạo “yếu tố kích thích cho não bộ trẻ phát triển”.
  • Dành thời gian cho trẻ nằm sấp khi vui đùa sau khi sinh tầm 10 – 15 ngày, trò chuyện và cười với trẻ mỗi khi trẻ giao tiếp với bạn.
  • Đọc sách cho trẻ nghe từ 3 tháng tuổi.
  • Khi cho trẻ bú, hãy nói chuyện với trẻ hoặc hát ru cho trẻ nghe.
    Cùng trẻ tự làm 1 trò chơi, cùng chơi với trẻ.
  • Khi trẻ từ 1 – 4 tuổi, hãy cho trẻ quyết định chọn cách chơi như thế nào trong các hoạt động chơi cùng bé. Hỏi trẻ những câu hỏi để trẻ diễn giải thêm về các hoạt động vui chơi.
  • Dẫn trẻ ra công viên, khu công cộng hơn là cho trẻ Ipad hoặc điện thoại để chơi 1 mình.
  • Dẫn trẻ đến các khu vui chơi có sự tham gia của các bé khác, tạo điều kiện cho tương tác xã hội được phát triển sớm khi bé bước sang 2 tuổi.

SỰ ĐẦU TƯ KHÔN NGOAN CỦA CHA MẸ DÀNH CHO CON CÁI

  1. Đầu tư giáo dục

Trước khi chọn trường mẫu giáo và quyết định 1 nơi để trẻ học khi trẻ bước sang 3 tuổi, hãy tìm hiểu về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy của trường trước.

3 tuổi cũng là độ tuổi tốt để đầu tư ngoại ngữ cho trẻ. Chủ yếu giúp trẻ học thông qua giao tiếp và vui chơi, chứ không ép con học với một khung chương trình dày đặc. Giáo dục tiếng Anh trẻ nhỏ hiện đại là trẻ được học ngôn ngữ và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua tương tác tình huống giao tiếp với các bạn trong lớp, thông qua các giai điệu nhạc và thông qua cách hòa nhập trong các trò chơi cá nhân hoặc tập thể. Ở đó, trẻ được vui chơi và giao tiếp, ngôn ngữ sẽ đến với trẻ 1 cách tự nhiên. Về nhà, cha mẹ cũng nên thường xuyên hỏi lại trẻ hoặc tái diễn lại 1 số hoạt động vui chơi với trẻ trên lớp là cách tái đầu tư.

5 tuổi là độ tuổi thích hợp trẻ học về nghệ thuật như vẽ, đàn phím và hát. Một lần nữa, học ở đây là chơi để học. Đừng tạo quá nhiều áp lực. Để con tham gia, vui chơi và học từ đó.

Theo nghiên cứu của Heckman, trẻ được đầu tư tốt về tương tác và giáo dục, trẻ có cơ hội phát triển tăng 6 lần về thành công và hạnh phúc trong việc chọn đúng nghề nghiệp và ước mơ của mình. Bạn cũng đỡ mất 6 lần số tiền để cho trẻ học lại, đào tạo nghề trở lại, trợ cấp cho trẻ khi trẻ thất nghiệp, hoặc trẻ luẩn quẩn đến 40 tuổi vẩn không biết làm gì, yêu thích nghề gì, và cả tiền đầu tư tiếng Anh để trẻ luyện thi hoặc đi du học.

  1. Đầu tư về những bài học đạo đức

Giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về giá trị của sự cho đi bằng cách giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể và chia sẻ như tham gia làm người gây quỹ sớm khi bé từ 4 tuổi.

Giúp trẻ biết tiết kiệm và giá trị của đồng tiền. Ví dụ, Dạy trẻ biết chia nhỏ phần tiền của mình thành những con heo đất với mục đích riêng như con heo vàng dành để tiêu xài (VD: Ăn kem,…), con heo đỏ dùng để dành mua gì đó (VD: Bạn không cho bé tiền để mua sách/đồ chơi, nhưng trẻ có thể dùng tiền trong con heo đỏ để mua khi trẻ để dành đủ tiền,…), một con heo xanh để trẻ tìm cơ hội đầu tư (VD: Số tiền trẻ để vào heo xanh có thể mua thiệp bán ở hội chợ dành cho trẻ em vào dịp Giáng Sinh, số tiền lãi bán được trẻ có thể mua những gì trẻ muốn, hoặc để vào heo đỏ,…). Đó là cách mà người Do Thái dạy những đứa con của họ về cơ cấu của dòng tiền.

Chạy xe đúng quy định luật giao thông, đừng vượt đèn đỏ và đừng chửi mắng hổ báo khi va chạm. Thái độ và tính nghiêm túc của bạn khi đi trên đường là tấm gương phản chiếu cho trẻ học về sự nghiêm túc khi lớn hơn. Bạn làm sai, trẻ sẽ làm sai và ngược lại nếu bạn làm đúng. Việc đầu tư này rất đáng để giúp trẻ trở thành một công dân tốt.

Xếp hàng và chấp nhận đợi đến lượt, không chen lấn.

Tránh la mắng kiểu hổ báo với trẻ, phạt và nghiêm khắc với trẻ khi trẻ có hành vi sai là cần thiết, nhưng không phải lúc nào cũng la, chửi như hổ báo. Khi trẻ sai, bạn nghiêm giọng và bắt buộc trẻ ngừng hành động sai, sau đó có thể dùng những hình thức nghiêm khắc như time-out để giúp trẻ bình tĩnh và chịu lắng nghe, sau đó bạn cần giải thích. Ngược lại, la mắng hổ báo chỉ làm trẻ sợ nhất thời, nhưng không cho trẻ cơ hội học về cảm xúc và hành vi.


Cha mẹ nên là những nhà đầu tư cho con cái, không chỉ tiền của, mà còn cả cách sống, cách hành xử, lời hứa và cách nói chuyện của bản thân bạn. Do đó, nếu muốn tạo ra một người hiền đức và tài giỏi lúc này là phù hợp nhất với con bạn.

Mọi công cuộc đầu tư đều có thể lời lỗ thất thường, riêng việc đầu tư giáo dục thì không. Vậy nên, cha mẹ hãy là những nhà đầu tư thông minh cho con cái,.không chỉ về tiền của mà còn từ trong cách sống, cách ứng xử, lời hứa cũng như cách nói chuyện của bản thân. Ngoài ra, không chỉ riêng việc học tập tại nhà trường hay trong gia đình, mà việc tìm cho trẻ một chương trình Rèn luyện Tư Duy cũng như Kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0 này cũng là việc bố mẹ nên quan tâm tìm hiểu. Với kinh nghiệm 12 năm đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong giai đoạn vàng từ 3-8 tuổi, học viện Bé Thông Minh có rất nhiều chương trình học cho từng độ tuổi để phát triển toàn diện bản thân đồng thời kết nối bố mẹ và các con lại gần nhau hơn.

Bố mẹ quan tâm đến các khóa học của học viện Bé Thông Minh hãy liên hệ ngay Hotline:0982929815 – 0961362606.

 

Lượt đọc: 799