11 kỹ năng cần thiết rèn cho trẻ tính tự lập
Việc rèn cho trẻ tính tự lập từ khi còn nhỏ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và cuộc sống hạnh phúc sau này. Bởi tự lập là nền tảng của nhiều phẩm chất tốt sau này, kích thích lòng ham học hỏi, ưa khám phá, tính kỷ luật, tinh thần không ngại khó khăn, khả năng sáng tạo và tư duy logic cho trẻ
- Rèn cho trẻ tính tự lập bằng sự hiểu về tiền bạc:
Ngoài trường lớp, không có gì đảm bảo thành công trong tương lai cho trẻ em nhiều hơn việc dạy chúng sử dụng tiền bạc một cách thông minh. Đây là một tổ hợp các kĩ năng bao gồm quản lý tiền bạc, tiết kiệm chi tiêu, xử lý nợ một cách có trách nhiệm và đầu tư vào các mục tiêu tương lai. Ngoài ra, Cha mẹ có thể dạy cho trẻ về tiền bạc từ khi chúng bắt đầu biết nói. Trao đổi, trò chuyện với trẻ em về tiền bạc là một trong những cách tốt nhất để trẻ bắt đầu học. Khi trẻ lớn lên, Cha mẹ nên cho phép con cái tự quản lý tiền bạc của mình để chúng có thể học về nguyên lý của đồng tiền và tầm quan trọng của việc tích lũy vì một mục tiêu nào đó.
2.Học nấu ăn:
Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên nấu ăn sẽ có thói quen ăn uống lành mạnh và dung nạp ít calorie hơn những người ít nấu nướng. Bởi vậy, dạy trẻ nấu ăn chính là cách luyện cho chúng một chế độ ăn uống lành mạnh trong tương lai. Bên cạnh đó, tự nấu ăn cũng giúp người trưởng thành tiết kiệm tiền bạc nhiều hơn, bởi vậy người biết nấu ăn sẽ kiểm soát ngân quỹ thực phẩm của mình tốt hơn.
3.Chủ động:
Sự quan tâm của cha mẹ là cần thiết, nhưng việc cho phép trẻ có sự độc lập nhất định sẽ bồi dưỡng lòng tự tôn của trẻ. Giúp trẻ có thái độ làm việc chủ động, tích cực. Bài tập về nhà là một lĩnh vực thường được Cha mẹ giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, Cha mẹ cần xác định đúng thời điểm cần can thiệp và thời điểm cần đứng ngoài cuộc để con cái phát huy sự chủ động của mình.
4.Giao tiếp với người lạ:
Trẻ em khi trưởng thành cần được học kỹ năng giao tiếp như nhìn thẳng vào mắt người khác, nói năng rành rọt và biết bảo vệ quan điểm của mình khi cần thiết. Nhưng nếu từ nhỏ, trẻ em không được khuyến khích giao tiếp với người lạ hoặc nếu cha mẹ luôn lên tiếng thay cho con mình thì những kỹ năng giao tiếp này sẽ không được phát huy. Và lời dặn dò “không được nói chuyện với người lạ” cũng là điều mà Cha mẹ nên cân nhắc lại. Thay vì dạy con cảnh giác tuyệt đối với người lạ, Cha mẹ nên chỉ cho chúng hiểu là không phải người lạ nào cũng là người xấu. Ví dụ: trong trường hợp trẻ bị lạc, chúng nên tìm kiếm sự giúp đỡ của những bà mẹ có con nhỏ khác, vì đây là những người sẽ sẵn sàng giúp chúng nhất.
6.Quản lý thời gian học tập:
Quản lý thời gian để luôn tới trường đúng giờ và ưu tiên làm bài tập trước khi đi chơi là những bài học trẻ cần biết để sau này có thể làm chủ thời gian bận rộn ở trường đại học hoặc phân phối thời gian cho các nhiệm vụ ở công sở. Cha mẹ hay có xu hướng áp đặt trẻ thực hiện các hoạt động trong ngày theo thứ tự ưu tiên họ đề ra. Tuy nhiên, cần hiểu rằng trẻ sẽ học được nhiều nhất nếu chúng được tập luyện cách quản lý thời gian một cách chủ động và độc lập.
7.Bảo vệ quan điểm của bản thân:
Dù Cha mẹ thường muốn bảo bọc con cái và đôi khi việc họ lên tiếng bảo vệ con mình là điều cần thiết. Nhưng điều này chỉ nên là ngoại lệ chứ không nên trở thành một nguyên tắc ứng xử. Thay vào đó, chúng ta cần tạo điều kiện cho trẻ tự đứng lên bảo vệ mình để biến tình huống khó xử thành những cơ hội cho trẻ củng cố sự tự tin. Cha mẹ cũng có thể huấn luyện cho con cái giải quyết các tình huống khó xử bằng cách sẵn sàng lắng nghe và cho lời khuyên. Đôi khi, trẻ chỉ có nhu cầu trò chuyện về những tình huống khó xử ở trường học, trong quan hệ với bạn bè để có thể tự tìm kiếm cách giải quyết. Phụ huynh cũng cần lưu ý rằng trẻ sẽ quan sát và học tập theo bố mẹ, bởi vậy bố mẹ cũng cần có ý thức bảo vệ bản thân mình.
8.Đối mặt với thất bại:
Khi Cha mẹ giúp con cái sửa chữa lỗi sai của mình, là họ đã giúp con trong ngắn hạn nhưng lại làm hại chúng trong dài hạn. Thấy con vấp ngã là điều không dễ dàng, càng khó khăn hơn nữa khi bố mẹ để cho con mình vấp ngã rồi tìm cách đứng lên. Nhưng đây là điều rất cần thiết cho tương lai của con trẻ. Những đứa trẻ không bao giờ phải đối mặt với thất bại khi lớn lên cũng khó có thể đối mặt với những biến cố trong cuộc sống như khi một mối quan hệ tan vỡ hay dự án kinh doanh không thành công.
9.Tìm việc làm:
Quy trình tìm việc làm đòi hỏi những kỹ năng nhất định và việc luyện tập những kỹ năng này là rất có ích đối với trẻ em. Tuy nhiên, không nhiều trẻ có cơ hội có một việc làm bán thời gian trong kỳ nghỉ hè, do chúng thường tham gia hoạt động như trại hè, lớp học ngoại khóa hoặc các chuyến tình nguyện mùa hè xanh.
10.Gọn gàng, ngăn nắp:
Trong khi nhiều đứa trẻ có tính ngăn nắp bẩm sinh, nhiều đứa trẻ khác lại khá lôi thôi và bừa bộn. Cha mẹ có thể giúp con cái khắc phục tính cách này bằng cách đề ra danh sách công việc cần làm, cung cấp thùng đồ, giá sách để con sắp xếp đồ đạc, tạo dựng những thói quen ngăn nắp như chuẩn bị quần áo, cặp sách trước khi đi ngủ. Gọn gàng và ngăn nắp là một trong những đức tính giúp người trưởng thành thành công trong các nhiệm vụ được giao.
11.Dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa:
Một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ cách dọn dẹp và chăm sóc nhà cửa là phân công việc nhà. Đây là cách để trẻ hiểu về lượng công sức phải bỏ ra để suy trì nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Ý thức dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa sẽ rất có ích cho trẻ sau này, khi chúng phải sống chung với người khác trong kí túc xá hoặc khi lập gia đình.
Từ 3 – 9 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, tự tin cũng như rèn cho trẻ tính tự lập…. Việc phát triển tốt các kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong quá trình học tập và cuộc sống sau này.Hãy bắt đầu ngay với Chương trình phát triển kỹ năng học tập và năng lực tư duy cho trẻ em số 1 Hoa Kỳ tại Bé Thông Minh. Quý phụ huynh quan tâm chương trình có thể INBOX NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ các chuyên gia giáo dục của Bé Thông Minh
Lượt đọc: 1,054