Chấp nhận rủi ro là một điều tất yếu của cuộc sống

Trong cuộc sống, bên cạnh thành công còn có những rủi ro tiềm tàng. Chẳng ai có thể khẳng định mình luôn đi trên con đường bằng phẳng mà chưa bao giờ vấp váp, hoặc chí ít cũng có dôi lần gặp khó khăn trên con đường đời của mình. Với trẻ nhỏ, những rủi ro xảy đến sẽ dễ làm trẻ bị chờn lòng trước những thử thách cuộc sống và thiếu tự tin vào khả năng của bản thân mình. Từ đó trẻ trở nên rụt rè và thiếu quyết đoán. Bạn phải làm gì đây để giúp trẻ mạnh mẽ hơn và coi đó như một phần tất yếu của của sống. Trung tâm FasTracKids-BéThôngMinh xin chia sẻ những mẹo và gợi ý, để giúp trẻ dễ dàng vượt qua vấn đề này.

Hãy nói với con cái của bạn về tầm quan trọng của rủi ro trước khi đạt được một thứ hữu hình trong cuộc sống. Nếu không có rủi ro, chúng ta sẽ rất khó tích lũy được kinh nghiệm để đi đến thành công. Khi con cái của bạn hiểu được điều này chúng sẽ sẵn sàng đối mặt sự thất bại với một tâm trí tự tin và tràn đầy năng lượng.

Không nên nói đó là thất bại, hãy nói với trẻ đó chỉ là một bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm chính là người thầy thông thái. Kinh nghiệm cay đắng sẽ mở đường bước đến thành công.

Trẻ em cần nhiều sự khuyến khích của cha mẹ

Động viên trẻ sẽ giúp chúng tăng tự tin vào bản thân và thúc đẩy quá trình phát triển. Bố mẹ nên hành động như người thầy hoặc người hướng dẫn để xua tan đi nỗi sợ hãi trong tâm trí trẻ. Nỗi sợ hãi thất bại là một hiện tượng tâm lý. Thông thường, trẻ em hay sợ hãi những hành động thất bại trước khi thành công hay nói cách khác trẻ em sợ sự thành công khó khăn. Các chuyên gia tin rằng giá của sự thành công là một thách thức duy trì và sợ mất.

Ngoài tổ ấm ra thì trường học và lớp học là hai nơi quan trọng nhất của trẻ. Hầu hết trẻ rất thích đến trường để hòa nhập với bạn bè và thầy cô giáo. Tuy nhiên áp lực ngang hàng là điều rất phổ biến trong một lớp học điển hình. Một số đứa trẻ không có khả năng cần thiết để xử lý các áp lực trong mối quan hệ với bạn bè, đặc biệt là trong thể thao, nghiên cứu và thử nghiệm. Một số nữa thì lại cảm thấy áp lực khi phải cạnh tranh với những bạn học thông minh sáng sủa, hay được điểm cao.

Trong tình huống này, bố mẹ cần phải giúp đỡ trẻ tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, không để trẻ rơi vào những hậu quả nghiêm trọng.

Khuyến khích và hỗ trợ liên tục là phương thuốc hữu hiệu nhất giành cho trẻ. Bố mẹ không nên chê bai, điều quan trọng nhất ở đây là để con bạn tự tin phát triển hình ảnh của bản thân và lòng tự trọng . Từ đó sẽ tạo ra sự thôi thúc, mong muốn được cạnh tranh với các bạn đồng lứa theo chiều hướng đi lên.

Phụ huynh cũng nên dạy con mình một vài cụm từ quan trọng như:

• “Tôi sẽ làm được”

• “Tôi có khả năng”

• “Sợ hãi chỉ là tạm thời”

• “Sợ hãi không phải là vĩnh viễn”

• “Tôi có thể cạnh tranh với những người khác”

• “Tôi có thể tham gia”

• “Tôi tốt như các bạn cùng lớp của tôi”

Chú ý: Những lời này sẽ giúp ích cho trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 15.

Nếu làm thường xuyên, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn. Điều này giúp trẻ thoát ra khỏi cái kén và sẽ cố gắng lặp lại kì tích một lần nữa.

Một khi trẻ em không phải quá bận tâm đến những thất bại, chúng sẽ nỗ lực để đạt được thành công trong cuộc sống.

Hai trong số những đặc điểm tích cực để thoát ra khỏi nỗi sợ hãi là sự tự tin và niềm tin vào bản thân. Một khi con bạn phát triển được những đức tính lạc quan thì không gì có thể ngăn cản bé tiến tới thành công.

Translator: Vũ Lan Phương

Lượt đọc: 4,343