Dinh dưỡng cho trẻ em

Những hướng dẫn về dinh dưỡng cho trẻ  thực sự rất cần thiết để đảm bảo rằng những đứa trẻ của chúng ta lớn lên khỏe mạnh.

Khi  còn nhỏ ta thường được nghe thấy “ kẹo không tốt cho con đâu” hay “nước xô đa làm hỏng răng của con, nhưng xét về lượng thì chúng ta phụ thuộc vào người lớn hướng dẫn ra sao để có được dinh dưỡng hợp lý. Và điều gì xảy ra khi chúng ta trở thành người lớn và có trách nhiệm về việc dinh dưỡng cho con mình? Trừ phi chúng ta tham gia các khóa học  đặc biệt, hoặc nghiên cứu vì lợi ích của bản thân, chúng ta có thể bỏ qua mất những thông tin về việc nuôi dưỡng con mình.

Chúng ta vẫn biết là “Ăn nhiều kẹo là không tốt và xô đa có thể làm hỏng răng của trẻ”, nhưng làm sao ta biết con mình đã nhận được dinh dưỡng cần thiết để có được sức khỏe tốt nhất ở tuổi đang lớn? Ở đây chúng ta xem xét về hướng dẫn ăn kiêng cho trẻ, tập trung ở lứa tuổi 2 đến 6 tuổi, những hướng dẫn này cũng có ích cả cho người lớn.

Trẻ em thích và cần thức ăn đa dạng. Có nhiều đứa trẻ sẽ thích ăn cùng một loại thức ăn suốt một thời gian dài, tuy nhiên để có thể lớn lên một cách khỏe mạnh trẻ cần đa dạng các loại thức ăn. Cũng giống như người lớn, trẻ cần ăn theo hướng dẫn của tháp thức ăn, trong đó có gợi ý những loại thức ăn khác nhau trong một ngày. Sự khác nhau là lượng thức ăn, các loại thức ăn trong  mỗi nhóm như sau:

Bánh mỳ-ngũ cốc-cơm-mỳ ống: đối với trẻ, 6 lần ăn các thức ăn trong nhóm này là đủ. Ngũ cốc chữa nhiều carbohydrates  phức hợp, nên chọn các loại còn nguyên hạt như lúa mì hoặc gạo nâu… Tỉ lệ: ½ hoặc 1 lát bánh mỳ, 1,5 hoặc 3 bánh quy giòn, 1/3 bát cơm đã nấu hoặc ngũ cốc hay mỳ ống.1/2 cốc ngũ cốc lạnh, ½-1 ổ bánh mì nhỏ, bánh quy hoặc bánh nướng xốp, ¼ đến ½ bánh mì tròn hoặc hăm bơ gơ hoặc hot dog. Bánh quy, bánh bao, bánh ngọt và bánh ngô nên ăn ít.

Các loại rau: 3 lần ăn là vừa. Rau tươi ăn sống hoặc nấu chín có chứa khá nhiều dinh dưỡng. Các loại rau như hoa lơ xanh, súp lơ, cà rốt và cần tây rất tốt cho sức khỏe, khi chọn rau cho trẻ, nên chọn các loại có màu sẫm như hoa lơ xanh hoặc rau cải. Những loại rau này có chứa nhiều vitamin A và C. Hạt đậu cũng tốt như vậy, và có  một cách để con bạn ăn các loại hạt này là cho vào súp hoặc sa lát. Các loại rau xào và khoai tây rán nên ăn ít thôi.

Trái cây: 2 lần ăn trong ngày cho trẻ nhỏ. Tỉ lệ có thể là : một miếng hoa quả nhỏ, một miếng dưa, nửa cốc nước trái cây, 1/3 cốc hoa quả thái, 3 thìa hoa quả khô. Hoa quả khô có thể dùng cùng nước để dễ tiêu hóa. Bánh kẹp trái cây rán, như bánh táo chỉ được ăn ít.

Sữa- sữa chua- pho mát: ăn 2 lần 1 ngày. Các sản phẩm sữa nên là sữa ít béo hoặc không béo, nhóm này rất quan trọng vì cung cấp canxi. Tuy nhiên trẻ dưới 2 tuổi không nên ăn theo chế độ “không béo” trừ khi có bác sĩ chỉ định. Một số trẻ cần theo dõi có thể bị hạn chế lượng béo và như vậy cần dùng các loại ít béo. Tỉ lệ dùng có thể là 1 cốc sữa, 8oz  ( 227gr) sữa chua, 1,5oz (42gr) pho mát tự nhiên hoặc 2oz (57gr) pho mát chế biến. Kem và pizza nên ăn ít.

Thịt-cá-đậu khô-trứng- các loại hạt: 2 lần ăn trong ngày, tổng cộng 3-4 oz (85-113gr) thịt cá nạc. Nhóm thức ăn này là nguồn cung cấp protein chính. Tất cả các loại thức ăn trong phần này đều cần nấu chín kỹ, trừ các loại hạt. Thịt cần là thịt nạc, bỏ hết những phần mỡ có thể nhìn thấy được, bỏ cả da các loại gia cầm. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng. Thịt có thể nướng, hoặc luộc tốt hơn là rán. Tỉ lệ: 1oz (28 gr thịt, thịt gia cầm hoặc cá, 1 quả trứng, ½ cốc hạt đậu nấu. Hãy nhớ là nên ăn làm 2 lần, mỗi lần khoảng 42-55gr. Cần tránh ăn các thức ăn như hot -dog, thịt hộp, thịt xông khói/xúc xích, bơ lạc, và thức ăn rán.

Thỉnh thoảng có thể ăn dầu béo và đồ ăn ngọt, nhưng không nên ăn quá 4 lần 1 ngày. Những loại thức ăn không nên ăn nhiều  bao gồm kem chua, pho mát kem, bơ, dầu trộn sa lát, đường, kẹo và nước uống ngọt. Thậm chí những chất tạo ngọt như mật ong và từ cây gỗ thích, cũng như đường mật, cũng cần rất hạn chế. Tỉ lệ cần theo hướng dẫn, giảm 1/3 cho trẻ em.

Các loại gia vị cần theo khẩu vị của mỗi trẻ, tuy nhiên cần hạn chế muối.Chọn các loại thức ăn tươi với lượng muối hạn chế, bạn cũng có thể cắt giảm muối trong quá trình nấu thức ăn. Bớt muối trong khi nấu và chọn mua các sản phẩm có lượng muối thấp như bơ nhạt. Nếu con bạn thích ăn súp, hãy tự làm. Tránh ăn các loại thức ăn chế biến sẵn và thức ăn ngâm muối.

Những đồ uống có đường không nên dùng. Nước ép trái cây và sữa ít béo rất tốt. Nước uống rất quan trọng đối với trẻ, thậm chí cả với trẻ em. Trẻ cần uống nước để có làn da khỏe mạnh và các chức năng của tế bào hoạt động tốt ngay từ tuổi nhỏ, khi đã trưởng thành nước vẫn là một thức uống rất quan trọng.

Nghiên cứu cho thấy rằng các hướng dẫn ăn kiêng này chỉ có tác dụng khi trẻ lớn lên khỏe mạnh, đồng thời phát triển được trí não, cũng như thể lực. Cacbohydrate phức hợp được tìm thấy trong ngũ cốc như gạo, yến mạch, mỳ ống; rau và trái cây làm cho các thức ăn này tăng thêm năng lượng. Đây cũng là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Lượng protein từ thịt nạc như thịt gà, gà tây và cá, cũng như trứng, đậu cung cấp đủ axit amin giúp cơ thể chúng ta “nở nang”. Thậm chí mỡ cũng cần cho trẻ ăn kiêng để phát triển não bộ và cơ thể. Mỡ trong tự nhiên như trong các loại hạt hoặc đậu rất tốt cho cơ thể.

Thực đơn cho mỗi trẻ có thể thay đổi hàng ngày. Có một ngày trẻ có thể cần rất nhiều thứ trong khi ngày khác lại có vẻ chẳng cần gì. Bất cứ khi nào trẻ vẫn tiếp tục lớn ổn định thì không cần lo lắng gì. Nếu bạn cảm thấy con mình không có đủ vitamin hoặc khoáng chất, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi và họ sẽ hướng dẫn cung cấp vitamin cho trẻ. Nhìn chung khi trẻ lớn nhu cầu và mong muốn của trẻ luôn thay đổi, tuy vậy theo các hướng dẫn này, bạn sẽ giúp những đứa con của mình có một khởi đầu phát triển tốt đẹp.

 

Lượt đọc: 4,619