Sự Hiếu Động Thái Quá Ở Trẻ

Sự hiếu động thái quá đã được định nghĩa là sự hoạt động liên tục đến mức rối loạn ở trẻ và nó cũng thường được gọi là “chứng tăng động”. Đây là một nhóm các triệu chứng hoặc hội chứng mà được đặc trưng bởi sự hoạt động quá mức bình thường, vốn có liên quan tới những tổn thương não bộ. Những đứa trẻ mắc chứng này thường dễ bị kích động, hấp tấp, kém tập trung và nhiều em trong số đó không thể học được. Một vài em có thể được cho uống am-phê-ta-min hoặc một số loại thuốc khác mà có tác dụng ngược chiều, giúp các em trở nên bình tĩnh hơn. Khi một người lớn uống loại thuốc tương tự thì nó lại có tác dụng ngược lại. Đây thực sự là một bệnh lý tình cảm phức tạp.

Các cô giáo ở trường chia sẻ rằng những học sinh mắc chứng này thường không thể ngồi yên hoặc tập trung vào một việc được. Theo đó, những học sinh này thường đi loanh quanh khi cả lớp hoạt động nhóm, phá rối và thường rất khó khăn khi phải tập trung chú ý. Các em còn gặp vấn đề trong việc diễn ra các ý kiến của mình.Một số em sẽ nghịch phá liên tục (tăng động) hoặc rút ra khỏi nhóm, ở một mình và mơ mộng (giảm động). Những đứa trẻ này thường nói khi chưa tới lượt, nói quá nhiều và gặp phải nhiều vấn đề trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với các bạn khác. Bệnh lý này còn có thể được gọi là sự rối loạn khả năng tập trung chú ý.

Chứng tăng động cũng còn được định nghĩa là một hội chứng hành vi bản năng ở những đứa trẻ có mức độ hoạt động khác thường mà không có dấu hiệu mắc bệnh thần kinh hay có tổn thương não bộ. Cụm từ “hội chứng hiếu động thái quá ở trẻ” gần đây được sử dụng như một cụm từ đồng nghĩa với chứng tăng động dù các bằng chứng chỉ ra rằng hiếu động thái quá chỉ là một trong những triệu chứng dễ thấy nhất của chứng này mà thôi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn trong số những đứa trẻ mắc chứng tăng động có người thân đã từng mắc chứng này. Và các bằng chứng cũng cho thấy các em nam mắc chứng này nhiều hơn rất nhiều so với các em nữ. Đã có bằng chứng cho thấy các em này có thể gặp phải nhiều vấn đề hơn khi trưởng thành, vốn có liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Lại có nghiên cứu cho thấy các em này khỏi bệnh khi chúng ở vào tuổi vị thành niên. Một vài lý giải cho việc tại sao trẻ mắc chứng tăng động đã có nhắc đến những suy yếu ở hệ thần kinh hoặc những tổn hại về não bộ ở trẻ và những nguyên nhân có liên quan đến chế độ ăn uống hay vitamin. Có rất ít các bằng chứng cho thấy não bị tổn thương hay thần kinh yếu có liên quan tới phần lớn các ca được chuẩn đoán là mắc chứng tăng động. Cũng có bằng chứng cho thấy chế độ ăn của trẻ có liên quan đến căn bệnh này bởi có những loại thực phẩm nhất định khiến nguy cơ mắc bệnh này trở nên cao hơn.

Những em mắc bệnh này gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập môi trường trường lớp và cũng gặp nhiều vấn đề tương tự khi ở nhà. Và do đó những em không thông minh lắm sẽ có kết quả học không tốt.

Hàng loạt các nghiên cứu đã cho thấy trẻ mắc chứng tăng động có thể được đào tạo theo những chương trình được thiết kế dành riêng cho chúng. Theo đó, trẻ sẽ được hạn chế uống thuốc và các giáo viên sẽ giảng lại kiến thức nhiều lần.

Vì còn quá nhiều điều chúng ta chưa biết về chứng bệnh này nên đã có rất nhiều các nghiên cứu và thử nghiệm được tiến hành nhằm tìm ra phương thuốc chung và nguyên nhân chung cho nó. Đôi khi có quá nhiều trẻ mắc bệnh này và trong những trường hợp nhất định, cha mẹ, thầy cô và chính những đứa trẻ đó cần tới sự giúp đỡ. Quả thật, sẽ rất khó để một ông bố (bà mẹ) và cả thầy cô giáo hiểu được cái gì là tốt nhất cho những đứa trẻ mắc chứng bệnh này.

 

Lượt đọc: 7,192