Giúp trẻ bớt nhút nhát (2)

Khi nào thì tính nhút nhát có vấn đề?

Tính nhút nhát là phản ứng thông thường, thích ứng với nhiều trải nghiệm xã hội. Bằng cách hơi nhút nhát, trẻ em tạm thời rút lui và có được cảm giác kiểm soát. Nói chung, khi trẻ em có nhiều trải nghiệm với người lạ thì tính nhút nhát sẽ giảm đi. Trong những trường hợp khó khăn khác, trẻ em nhút nhát chưa bị nguy hiểm lắm về vấn đề tâm lý hoặc hành vi. Ngược lại, quá nhút nhát không phải trong những ngữ cảnh đặc biệt  và trong thời gian dài thì em đó có thể có vấn đề. Những em như vậy thiếu kĩ năng xã hội hoặc khả năng tự nhận thức bản thân kém. Trẻ em nhút nhát ít có khả năng khởi xướng trò chơi với các bạn.

Các em ở độ tuổi đi học bị coi là nhút nhát khi các em hướng về chính mình ít hơn và thấy mình ít thân thiện và bị động hơn so với những em không nhút nhát. Những yếu tố này không ảnh hưởng đến những nhận thức của các em nhút nhát. Nhiều báo cáo của Zimbardo cho thấy người nhút nhát thường được những người ít thân thiện và ít dễ thương hơn đánh giá cao hơn là những người không nhút nhát. Với tất cả những lý do đó, trẻ em nhút nhát có thể bị các bạn không chú ý, và có ít cơ hội phát triển kỹ năng xã hội. Những em tiếp tục quá nhút nhát vào tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành tự miêu tả họ là những người cô đơn, ít bạn thân và các mối quan hệ khác giới hơn những em khác.

Chiến lược giúp đỡ trẻ nhút nhát

  • Hiểu và thừa nhận. Nhạy cảm hơn với những lợi ích và cảm xúc của trẻ sẽ cho phép bạn tạo dựng mối quan hệ và cho thấy bạn tôn trọng trẻ đó. Điều này giúp đứa trẻ tự tin hơn và bớt rụt rè.
  • Xây dựng sự tự tin. Trẻ em nhút nhát có khả năng tự nhận thức bản thân kém và các em thấy không được công nhận. Hãy củng cố trẻ nhút nhát những kỹ năng thể hiện và khuyến khích tính tự do của các em. Thường xuyên khen ngợi trẻ. “Trẻ em thấy thoải mái với chính mình sẽ không nhút nhát.”
  • Phát triển những kĩ năng xã hội. Tăng cường những hành vi xã hội cho trẻ em nhút nhát, ngay cả những hành vi song song với trò chơi. Một nhà tâm lý học đề nghị nên dạy trẻ em “lời nói kỹ năng xã hội” (“Tớ chơi được không?”) và những kỹ năng tham gia các trò chơi. Ngoài ra, tạo nhiều cơ hội cho trẻ chơi riêng với những em trong hoàn cảnh tương tự có thể giúp trẻ nhút nhát trở nên quyết đoán hơn. Chơi với nhóm bạn mới giúp trẻ nhút nhát có cơ hội tạo dựng một khởi đầu mới và đỡ nhút nhát với các bạn cùng tuổi hơn.
  • Cho phép trẻ nhút nhát hâm nóng những tình huống mới. Đưa trẻ vào tình huống trẻ cảm thấy bị đe doạ không thể giúp trẻ xây dựng kỹ năng xã hội. Hãy giúp trẻ cảm thấy an toàn và mang lại vài điều thú vị để cuốn hút trẻ đó vào các tương tác xã hội.

Hãy nhớ là nhút nhát không hoàn toàn xấu. Không phải mọi trẻ em đều cần được chú ý. Một số tính tốt của nhút nhát như khiêm tốn và kín đáo được xem là tích cực (Jones, Cheek, và Briggs, 1986). Trừ phi trẻ tỏ ra quá tự nhiên  hoặc bị bỏ quên bên những người khác, thì sự can thiệp mạnh mẽ là không cần thiết.

Lượt đọc: 7,322