Rèn tính cách cho trẻ như thế nào?

Tính cách chính là điều tạo nên con người. Tính cách có thể được hiểu là một tập  hợp các thuộc tính quyết định hành động và cách ứng xử mang tính đạo đức của con người. Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Việc dạy và xây dựng những đức tính tốt cho trẻ là một phần trách nhiệm của cha mẹ.

Muốn rèn tính cho con, cha mẹ có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1

Hãy cư xử đúng với vai trò của người làm cha làm mẹ và đừng lấy công việc, việc nhà cửa hay bất cứ việc bận rộn nào ra để đổ lỗi cho việc không có thời gian trò chuyện và chơi với con. Khi còn nhỏ, trẻ thường cảm nhận mọi việc bằng trực giác và bạn càng giành ít thời gian bên con mình thì chúng càng có cảm giác rằng bạn đang bỏ rơi chúng và cho rằng chúng cần phải tự lo liệu mọi việc

Bước 2

Xem lại lịch làm việc hàng tuần của bạn và chỉnh sửa sao cho bạn có đủ vài giờ mỗi ngày để ở bên con.

Bước 3

Nói với con về những gì bạn muốn dạy cho chúng. Sự bắt chước là hình thức dạy trẻ tốt nhất. Vì vậy, bạn hãy là một tấm gương tốt cho con mình.

Bước  4

Quản lý các thói quen và các mối quan hệ xã hội của con mình. Hãy kiểm tra xem chúng thường xem và nghe gì từ ti vi và chúng cư xử với những đứa trẻ khác ra sao. Hãy chuẩn bị sao cho bạn có thể nói thật nhẹ nhàng, có tình có lý mỗi khi bạn muốn chúng thôi không dùng một số từ nào đó nữa hay thôi bắt chước những hành vi xấu của người khác. Bạn cũng nên gợi ý cho con một vài cách giải trí khác mà theo bạn là hay hơn.

Bước 5

Hãy trò chuyện với trẻ với vai trò là người lớn nhưng bạn phải làm sao để những điều bạn nói phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đừng có tỏ ra kể cả, bề trên. Biến thời gian dạy trẻ trở thành khoảng thời gian để trẻ vui đùa, chơi trò chơi, kể chuyện và đọc sách. Chuẩn bị sắn lời giải thích vì sao bạn muốn con học những đức tính này hay khác nếu con hỏi.

Một người mẹ đang trách mắng con trai

Bước 6

Đặt giới hạn cho các hành vi của con và bạn có thể phạt con nếu thấy cần thiết. Nhưng khi phạt chúng, hãy giải thích tại sao chúng đáng bị phạt. Bạn không nên cảm thấy tội lỗi khi phạt con bởi vì bạn phạt chúng vì bạn yêu chúng.

Bước 7

Luôn luôn lắng nghe con nói và thiết lập một thói quen giao tiếp cởi mở. Hãy tạo cho con cảm giác rằng bạn không chỉ là cha mẹ mà còn có thể là một người bạn, một người chúng có thể tâm sự khi chúng cần. Hãy khuyến khích chúng nói ra những điều giấu trong lòng và dạy chúng biết chấp nhận những lời phê bình.

Bước 8

Bạn hãy luôn quan tâm tới việc trường lớp của trẻ và hãy khen ngợi con mỗi khi chúng đạt thành tích tốt ở trường. Hãy khuyến khích chúng để chúng đạt được thành tích tốt hơn mà không huyên hoang, tự mãn và luôn ở bên để an ủi con mỗi khi chúng thất bại, chán nản.

Bước 9

Bạn hãy sắp xếp để cả gia đình có thể cùng ngồi ăn với nhau và hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian này để các thành viên trong gia đình trao đổi ý kiến, để dạy trẻ những giá trị truyền thống và đạo lý mà chúng cần phải mang theo suốt cuộc đời.

Bước 10

Nếu bạn chỉ nói với con là cái này tốt, cái kia xấu thì không nên. Hãy chỉ cho chúng thấy. Hãy tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động cộng đồng và đến những nơi mà chúng có thể học hỏi được những điều hay, những hành vi ứng xử đẹp và những đức tính tốt từ người khác như tính kỉ luật, thói quen làm việc hợp lý hay biết tôn trọng người khác.

Bước 11

Khuyến khích con nói ra những điều trong lòng và giúp hình thành quan điểm cho con. Hãy dạy chúng để chúng biết lắng nghe ý kiến của những người xung quan và dẫn dắt chúng để chúng biết lựa chọn đúng đắn.

Lượt đọc: 11,260