Khái niệm về Giáo dục từ thưở ấu thơ
Khái niệm
Giáo dục từ thưở ấu thơ đề cập đến vấn đề giáo dục từ những năm ấu thơ, một trong những thời kỳ nhạy cảm nhất trong cuộc sống. Theo như NAEYC (Hiệp hội quốc gia về giáo dục trẻ nhỏ), quá trình này trải dài từ lúc con người sinh ra cho đến khi 8 tuổi.
Cụm từ khác được dùng với nghĩa “giáo dục từ thưở ấu thơ” là “học tập từ thưở ấu thơ”, “chăm sóc từ thửơ ấu thơ”.
Giáo dục từ thưở ấu thơ thường tập trung vào quá trình học tập thông qua các hoạt động vui chơi của trẻ em. Cụm “giáo dục từ thưở ấu thơ” thường được dùng để định nghĩa các chương trình mẫu giáo hoặc nhà trẻ.
Giáo dục từ thưở ấu thơ chính là quá trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc giáo dục trẻ các kiến thức cơ bản về kỹ năng nhận thức, xã hội, cảm xúc và thể chất trong quá trình từ khi sinh ra đến năm 8 tuổi là rất quan trọng.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực và các nhà giáo dục từ thưở ấu thơ đều coi phụ huynh như một phần không thể tách rời của quá trình giáo dục từ thưở ấu thơ. Tồn tại nhiều hình thức giáo dục từ thưở ấu thơ tuỳ thuộc vào niềm tin của nhà giáo dục hoặc phụ huynh.
Phần lớn thời gian trong 2 năm đầu đời được dùng vào việc bước đầu tạo ra “cảm giác về bản thân” của trẻ, hay còn gọi là bước đầu xây dựng nhân dạng. Đây là phần quyết định trong quá trình phát triển của trẻ – sự nhìn nhận đầu tiên về bản thân, cách thức hoạt động của trẻ, mức kỳ vọng của bản thân vào các hoạt động. Vì lý do này, công việc chăm sóc từ thưở ấu thơ phải đảm bảo ngoài việc tuyển chọn và tập huấn các giáo viên một cách kỹ lưỡng, nội dung chương trình phải nhấn mạnh mối liên kết với gia đình, văn hoá và ngôn ngữ của quê hương, nghĩa là giáo viên cần phải quan tâm tới mỗi trẻ theo giáo trình phù hợp với sự phát triển, cá nhân và văn hoá. Các trung tâm nên hỗ trợ gia đình hơn là thay thế gia đình.
Nếu trẻ không nhận được sự nuôi dưỡng, ảnh hưởng và khuyến khích đầu đủ từ giáo viên/phụ huynh trong quá trình cốt yếu n ày, trẻ có thể phát triển không toàn diện, điều này không chỉ ảnh hưởng tới thành công ở nhà trẻ, mẫu giáo mà còn trong cuộc đời sau này của trẻ.
Những trường hợp tệ nhất trong các trại trẻ mồ côi của Nga và Rumani đã minh chứng tầm ảnh hưởng của việc thiếu tương tác xã hội cũng như sự nuôi dưỡng tình cảm tới sự phát triển của trẻ. Trẻ phải nhận được sự quan tâm và giáo dục từ người nuôi dạy để phát triển một cách lành mạnh.
Phạm vi phát triển
Có 5 phạm vi phát triển khác nhau của trẻ, 5 phạm vi này có mối tương quan lẫn nhau. Các phạm vi này chính là những nét gia vị của cuộc sống (SPICE)
- Xã hội: Đề cập phần lớn đến khả năng hình thành sự gắn bó, chơi với các trẻ khác, cùng hợp tác và chia sẻ, và khả năng tạo ra mối quan hệ lâu bền với người khác.
- Thể chất: Phát triển các kỹ năng hoạt động từ tinh vi cho tới tổng quát.
- Trí tuệ: Quá trình ý thức về thế giới chung quanh
- Sáng tạo: Sự phát triển các kỹ năng đặc biệt tạo ra tài năng. Âm nhạc, Nghệ thuật, Đọc viết và Ca hát là các cách để phát triển sáng tạo.
- Cảm xúc: Phát triển sự tự nhận thức, tự tin và khả năng đương đầu cũng như thấu hiểu các cảm xúc.
- Phát triển nhận thức: Liên quan đến cách trẻ nghĩ và phản ứng.
Theo như Jean Piaget, có 4 giai đoạn chính trong giai đoạn phát triển nhận thức:
- Giai đoạn cảm nhận và vận động. Giai đoạn từ khi sinh ra cho đến năm 2 tuổi. Cảm nhận và vận động (tuổi thơ ấu): giai đoạn này bao gồm 6 giai đoạn nhỏ khác, trong đó trí thông minh được thể hiện thông qua các hoạt động vận động với việc sử dụng hạn chế ký hiệu, bao gồm cả ngôn ngữ; kiến thức về thế giới của trẻ từ thưở ấu thơ được dựa trên các tương tác thể chất và kinh nghiệm.
- Giai đoạn tiền hoạt động. Giai đoạn từ năm 2 tuổi đến 7 tuổi. Trí thông minh được thể hiện một cách tăng dần thông qua việc sử dụng các ký hiệu; trí nhớ và trí tưởng tượng được phát triển khi cách sử dụng ngôn ngữ dần dần thuần thục; suy nghĩ vẫn chưa logic, không có khả năng suy nghĩ theo 2 chiều hướng và vẫn tự coi mình là trung tâm.
- Giai đoạn hoạt động cụ thể. Xuất hiện từ năm 7 tuổi đến 12 tuổi. Trong giai đoạn này, trí thông minh được tăng cường thông qua việc vận dụng các biểu tượng một cách logic và hệ thống theo mục đích cụ thể; tư duy được khởi động, có khả năng tư duy theo 2 chiều, và giảm việc tự coi mình là trung tâm.
- Giai đoạn hoạt động chính thức. Giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển nhận thức (sau 12 tuổi trở đi). Trong giai đoạn này, trí thông minh được biểu hiện thông qua việc sử dụng một cách logic các ký hiệu liên quan đến các khái niệm trừu tượng; tư duy có tính trừu tượng, giả thuyết và từ rất sớm đã phát triển tính tự kỷ; thường thì phần lớn người ta không hoàn thành được giai đoạn này.
- Phát triển về tình cảm: Liên quan đến việc phát triển nhận thức và điều khiển cảm xúc của trẻ, cũng như cách trẻ phản ứng lại với các cảm xúc trong tình huống nhất định.
- Phát triển xã hội: Liên quan đến việc tự hình thành ý thức về bản thân của trẻ, quan hệ của trẻ với người khác, và hiểu vị trí của mình trong xã hội.
Lượt đọc: 7,293