Nhận biết sự phát triển bình thường ở trẻ
Những kiến thức bạn có được, rằng thế nào là sự phát triển bình thường ở một đứa trẻ sẽ cho bạn khả năng nhận ra những vấn đề có thể xảy ra ngay từ giai đoạn đầu. Những kiến thức đó cũng sẽ giúp bạn thúc đẩy sự phát triển ở trẻ. Chúng cũng đặc biệt quan trọng đối với những cặp vợ chồng có con lần đầu vì họ không có nhiều kinh nghiệm. Lời khuyên đầu tiên tôi muốn dành cho bạn là hãy đảm bảo rằng con bạn luôn được chăm sóc bởi những bác sỹ nhi khoa có chuyên môn về chăm sóc y tế trẻ em. Và bạn cũng đừng bao giờ do dự đặt nhưng câu hỏi liên quan tới sức khỏe của con mình. Bạn cần giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ-điều này rất quan trọng, song nó không dễ thực hiện. Do đó, các y tá có lẽ sẽ là người cung cấp thông tin tối ưu nhất cho bạn và qua họ, bạn cũng có thể liên hệ qua lại với bác sỹ. Các y tá là những người được đào tạo để làm việc trực tiếp với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Họ không chỉ là người chăm sóc mà còn là người giáo dục và ủng hộ bệnh nhân. Việc thiết lập một mối quan hệ với những người chăm sóc con bạn và việc bạn tự trau dồi kiến thức về sức khỏe của trẻ đều có liên quan tới sự phát triển bình thường của con bạn.
Trong 3 tháng đầu đời, bé sẽ ngủ không theo giấc và sẽ lôi kéo sự chú ý của bạn tới các nhu cầu của bé bằng cách khóc. Thông thường bé khóc khi thấy đói. Nếu bé không dừng việc đòi ăn, oằn mình hoặc nắm chặt, điều đó có thể là do bé bị đau. Nếu bé khóc không ngừng thì hãy thông báo ngay cho bác sỹ. Một số ông bố bà mẹ lo lắng về việc ôm con quá nhiều nhưng thực ra trẻ em cần được vuốt ve và ôm ấp, đặc biệt là bởi bố mẹ chúng để có thể mau lớn hơn.
Bạn hãy vuốt ve, âu yếm bé con mình. Hãy chăm sóc cho con bạn, ôm bé thật chặt khi cho bé ăn và trò chuyện với bé bằng những lời nói thật nhẹ nhàng, yêu thương. Và sẽ có những phản ứng tự nhiên xảy ra. Bé có thể muốn bú sữa và thường sẽ tạo ra những âm thanh như khi đang bú vậy. Việc bé đòi bú là rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé và để khuyến khích bé bú, hãy cho bé ngậm núm vú giả giữa các lần cho bé ăn. Ngoài ra, bé còn có những phản xạ mang tính bản năng. Chẳng hạn, nếu bạn chạm vào má bé thì bé sẽ ngoảnh đầu về hướng đó-đúng hướng bạn chạm. Đây là một phản ứng bình thường và sẽ mất đi khi bé được 4 tháng tuổi. Thêm vào đó, bé còn có phản ứng cầm nắm. Bé sẽ nắm chặt ngón tay của bạn nếu bạn đặt ngón tay vào lòng bàn tay bé. Bé cũng sẽ dõi theo các động thái bên ngoài bằng mắt. Bạn hãy kích thích bé bằng cách đặt một chiếc điện thoại sáng màu vào một cái giá để đung đưa trong tầm với của bé. Hãy khuyến khích bé chơi và khám phá.
Một em bé sơ sinh không thể giữ thẳng đầu trong 3 tháng đầu tiên. Các bé sẽ bắt đầu nâng đầu của mình lên khi nằm sấp, nhưng đầu bé sẽ ngắc ngư. Trong thời gian này, việc hỗ trợ vùng đầu và cổ cho bé là rất quan trọng. Vậy bạn hãy thỉnh thoảng để bé nằm sấp, và việc đó sẽ giúp bé làm cứng các cơ vùng cổ trong khi nỗ lực nâng đầu lên nhưng phải chú ý cố gắng giữ đầu chúng. Hãy nhớ là luôn phải bảo đảm an toàn cho bé.
Từ tháng thứ 4 đến thứ 8, bé cần phải được ngủ lâu hơn vào đêm. Do đó, bé sẽ có những lúc thức lâu hơn mà không khóc. Trong thời gian này, bé của bạn đã biết ngồi dù vẫn cần bạn giữ và đã có thể giữ đầu và cổ ổn định. Các bé lúc này thích chơi hơn và đặc biệt thích chơi với tay của chúng. Bé thường nắm các vật bằng cả hai tay, nhất là chai lọ. Bé biết chuyển các vật từ tay nọ sang tay kia và thích cho chúng lên mồm. Vì vậy, bạn hãy để bé ngồi một cách cẩn thận và đặt vào tay bé những đồ vật an toàn, có màu sắc sáng trong tầm tay bé. Hãy khuyến khích bé nắm các chai lọ và dùng tay cầm thức ăn. Ăn bằng tay giúp bé phát triển việc nhai và kích thích lợi phát triển. Lúc này, bé đã có thể phân biệt được các thành viên trong gia đình với người lạ và biết đáp lại những câu đùa của mọi người. Bé biết hướng mắt tới chỗ có âm thanh và định vị nơi phát ra âm thanh đó. Bé cũng bắt đầu bập bẹ nói. Bạn hãy trò chuyện với bé trong khi cho bé ăn và tắm cho bé, khi bạn ôm bé và làm cho bé cười. Hãy giao tiếp với bé thông qua ánh mắt và nụ cười khi bạn trò chuyện với bé. Nếu như em bé của bạn không khóc hoặc cười ở độ tuổi này, hãy thông báo ngay cho bác sỹ.
Bây giờ mới là thời điểm ngôi nhà bạn thật sự trở nên bận rộn.Vào tháng thứ 9 tới tháng thứ 12, bé bắt đầu bò.Bây giờ em bé có thể bắt đầu tự nâng mình lên ở tư thế đứng mà không cần nhiều trợ giúp. Với sự giúp đỡ của bạn, bé có thể uống nước trong cốc. Bé sẽ bắt đầu cầm thìa nhưng vẫn sẽ ăn bằng tay. Bé sẽ có những giấc ngủ gián đoạn với thời gian dài hơn trong đêm, và sẽ có từ một hoặc hai giấc ngủ ngắn kéo dài từ 1 đến 4 tiếng trong ngày. Sẽ không có gì là bất bình thường nếu như bé không chịu ngủ đặc biệt là một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng. Nên để bé bắt đầu làm quen với những câu mệnh lệnh đơn giản, và bé sẽ dừng làm gì đó khi nghe bạn nói “không được”. Bé sẽ tiến bộ hơn nhiều khi bạn tập cho bé quen và nói ra những câu thông thường như “bố” và “mẹ”. Đây là khoảng thời gian bé khám phá thế giới quanh mình. Hãy để bé tự vui chơi một cách đơn giản bằng những việc như bỏ đồ vật vào hộp sau đó lại đổ ra và cứ thế lặp đi lặp lại! Khi đó bé sẽ bắt đầu biết xem xét đồ vật. Nhờ vậy, bé cũng sẽ phát triển các kĩ năng của mình. Bé sẽ đưa các thứ lên miệng và nhai hoặc bú, vì thế hãy chú ý cho bé chơi ở những nơi an toàn và chơi những đồ chơi an toàn. Sẽ rất tốt nếu trong thời gian này bạn để bé chơi với xe cũi đẩy và xe tập đi. Hãy dùng đai giữ bé trên một chiếc ghế và cho bé ăn trong lúc gia đình bạn dùng cơm. Hãy cho bé chơi những trò chơi giúp bé thực hành việc đổ ra cho vào các vật trong hộp. Hãy để bé tập nghe theo những mệnh lệnh đơn giản. Bạn nên yêu cầu bé ngồi xuống, đứng lên và lại chỗ bạn. Hãy kiên nhẫn vì bé có thể sẽ khóc vì căng thẳng. Đôi khi vì bạn muốn bé thức và tránh giấc ngủ ngắn cho bé, bé sẽ mệt mỏi một chút và bạn cũng vậy. Điều này là bình thường. Và một khi tất cả những nhu cầu về thể chất của bé được đáp ứng và sự an toàn của bé được đảm bảo, bạn có lẽ sẽ quên đi mệt mỏi. Cũng nên đảm bảo rằng nơi bé nằm là yên tĩnh, sự kích thích thái quá sẽ làm bé rất khó ngủ.
Hãy yêu thương và mang đến cho bé những điều bé thật sự cần. Nếu bạn có bất kì điều gì còn hoài nghi, hãy cho bác sỹ biết ngay. Sẽ chẳng có gì là quá chu đáo khi dành cho bé yêu. Hãy đọc và tìm hiểu tất cả nhưng gì mà bạn có thể. Bạn sẽ là những người cha mẹ tốt hơn khi bạn hiểu con mình.
Lượt đọc: 17,460