Kĩ năng giao tiếp hiệu quả với trẻ em

Trẻ em cần học và hiểu các kĩ năng giao tiếp cơ bản trong cuộc sống. Theo tuyên bố của Đại học Delaware, nếu được học các kĩ năng nghe, nói và viết sớm thì trẻ sẽ có sự hiểu biết hơn những bạn bè đồng trang lứa và thể hiện bản thân theo những cách hiệu quả. Tương tác với bạn bè và người lớn rất quan trọng trong con đường phát triển giao tiếp và dạy trẻ em làm thế nào để liên hệ cảm xúc của mình, đặt câu hỏi và học hỏi trong những hoàn cảnh khác biệt của cuộc sống.

Biểu lộ kĩ năng nghe tốt

Lắng nghe là một kĩ năng cho trẻ em và người lớn. Lắng nghe con trẻ giúp chúng tìm hiểu làm thế nào để bày tỏ cảm xúc mối quan tâm và ý tưởng của mình. Một trong những phương pháp tốt nhất để dạy trẻ em lắng nghe những ý tưởng, cảm xúc, yêu cầu của những người khác là lắng nghe chúng. Sự cân bằng này khuyến khích trẻ em duy trì sự quan tâm và sự tò mò về thế giới xung quanh chúng, về bạn bè và người lớn cùng một lúc, theo gợi ý của Focus Adolescent Services.

Khuyến khích kĩ năng giao tiếp

Khuyến khích con trẻ, bất kể chúng ở độ tuổi nào thể hiện mình cũng có nghĩa là dạy cho trẻ sự khác biệt giữa phát biểu thích hợp và không thích hợp. Khuyến khích trẻ nói chuyện, theo như  Focus Adolescent Services, có nghĩa là yêu cầu trẻ chia sẻ ý tưởng trong khi chủ động lắng nghe những gì trẻ có thể nói. Duy trì giao tiếp bằng mắt, và ngừng việc xem các chương trình truyền hình, phát thanh, đặt các tờ báo hoặc tạp chí sang một bên trong khi lắng nghe một đứa trẻ đang nói, để trẻ biết rằng những gì mà chúng đang nói là quan trọng với bạn và cũng dạy cho trẻ hành vi lịch sự đối với người khác khi họ đang nói.

Không ngắt lời trẻ

Theo Đại học Delaware ,trẻ em, bất cứ ở lứa tuổi nào cũng có đôi lúc không thể hiện mình một cách linh hoạt, rõ ràng. Nếu một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giải thích một cái gì đó, hãy nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tiếp tục. Hãy kiên nhẫn, gợi ý cho trẻ để trẻ có thể diễn đạt đủ ý và để trẻ biết rằng chúng có thể cố gắng để truyền đạt được ý của mình tới người nghe.

Nhận biết những dấu hiệu

Hãy chú ý đến những biểu hiện trên sắc thái gương mặt của trẻ, để bạn có thể biết được rằng chúng đang muốn diễn tả điều gì và cảm thấy như thế nào. Cũng lưu ý với trẻ về cách kiểm soát biểu hiện trên gương mặt, để giúp chúng tránh được những phản ứng thiếu tích cực trong giao tiếp. Duy trì sự biểu thị bằng ánh mắt và khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc thông qua ánh mắt, nói rõ lý do tại sao lại như vậy.

Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi

Theo  Focus Adolescent Services, nếu bạn cố gắng duy trì giao tiếp với trẻ bằng cách ngắt lời chúng và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi có hoặc không cũng giống như việc bạn đang khép lại cuộc nói chuyện một cách nhanh chóng. Hãy gợi ý trẻ chia sẻ những cảm xúc của mình và bạn cũng chia sẻ cảm xúc riêng của bạn với trẻ. Khuyến khích những cuộc thảo luận và đối thoại lịch sự.

Biết điểm dừng

Đừng đợi đến lúc trẻ 6 tuổi hoặc thậm chí đến khi 17 tuổi mới có thể giao tiếp với tất cả mọi người. Hãy tôn trọng sự riêng tư của trẻ, nhưng đừng để cho trẻ biết rằng bạn luôn sãn sàng lắng nghe khi chúng sẵn sàng nói chuyện. Bồn chồn, nhìn chằm chằm, mất tập trung và sự bướng bỉnh thuần khiết

là dấu hiệu cho thấy con của bạn không sẵn sàng chia sẻ hoặc thể hiện bản thân tại thời điểm này. Tôn trọng những cảm xúc và để cho trẻ đi. Hãy thử lại sau.

Translator: Vũ Lan Phương

Lượt đọc: 15,238