Ngủ trưa giúp bé thông minh vượt trội

1. Trẻ sơ sinh

 Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết rằng, ở trẻ nhỏ, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Thông thường, một em bé khi có giấc ngủ ngon, lúc tỉnh dậy, ta sẽ thấy mắt của bé không bị đỏ, ánh mắt chuyển động linh hạt, tươi tỉnh, không quấy khóc và cáu gắt.

Mới đây, để chứng minh cho những điều trên, các nhà khoa học trường Đại học Stanford đã tiến hành một nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ nhỏ và qua đó thấy được rằng, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Chất lượng giấc ngủ của trẻ được đánh giá bằng cả việc trẻ có bị ảnh hưởng bởi các âm thanh ồn xung quanh hay cảm thấy giật mình, không yên giấc khi ngủ hay không?

Khi trẻ có được giấc ngủ không ngon, lúc tỉnh giấc, trẻ sẽ không tỉnh táo và thường quấy khóc. Điều quan trọng hơn là khi trẻ thấy không thoải mái, cơ thể sẽ tiết ra những chất hóa học gât mất cân bằng như cortisol, progesterone. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng cortisol trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến trẻ hay bực bội, không tập trung.

Như vậy, trẻ sẽ bị thiếu ngủ sẽ “>

Ngoài ra, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng ảnh hưởng tới việc học các kỹ năng giao tiếp với bạn bè cũng như tham gia các khóa học chung với bạn bè cùng lứa tuổi. Có một điều là hầu như rất ít cha mẹ quan tâm tới việc con mình có  ngủ trưa hay không và việc trẻ ngủ chưa có ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của con mình.
 
Khi cho con tham gia giao tiếp và bắt đầu học những kỹ năng đầu đời, người lớn đừng bao giờ bỏ qua việc cho trẻ ngủ trưa bởi điều này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới việc trẻ tiếp thu nhanh hay chậm, thông minh hay chậm phát triển so với bạn bè.
2. Trẻ học mẫu giáo

Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo thì việc ngủ trưa lại càng quan trọng, nó sẽ giúp trẻ tập trung hơn và không có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra chống đối người lớn. Thời gian ngủ trưa của trẻ càng ít thì khả năng tập trung càng kém.
 
Trẻ được font-family: Times New Roman;”>
 
3. Trẻ học tiểu học
 
Trẻ em học tiểu học nên dành khoảng từ 30 – 40 phút mỗi ngày để ngủ trưa. Các nhà khoa học của trường Đại học Y khoa Louisville đã tiến hành nghiên cứu trên 10 cặp song sinh ở độ tuổi 10 tuổi và thấy rằng, mặc dù cùng độ tuổi, tuy nhiên những trẻ có thói quen ngủ trưa có khả năng đọc từ vựng nhanh và nhiều hơn so với những trẻ còn lại.
Tất cả những điều trên đều cho thấy tầm quan trọng của việc ngủ trưa đối với sự phát triển trí tuệ ở trẻ  nhỏ. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn bé, người lớn nên chú ý tới việc rèn cho trẻ thói quen ngủ trưa để trẻ có được sự phát triển toàn diện.