Học cách khen ngợi con sao cho đúng
Nhiều năm trước, người Mỹ rất miễn cưỡng trong việc khen con mình thông minh. Giống với nhiều người khác trên thế giới, người Mỹ tin là nếu cha mẹ nịnh con mình quá thì con sẽ kiêu ngạo và tự mãn. Trong bài viết này chúng ta bàn tới việc học cách khen ngợi con sao cho đúng.
Nhưng sau đó mọi việc khác đi, các nhà giáo dục Mỹ đã bị cuốn theo trào lưu tự trọng, họ sẽ bắt đầu thúc đẩy ý kiến là trẻ cần được nịnh để thành công, muốn trẻ thành công hãy nói với trẻ là con rất thông minh.
Nhiều thập kỷ sau, ý kiến này được ủng hộ rộng rãi, và người ta có thể thấy câu nói này được sử dụng rất nhiều : “Con có biết là con rất thông minh không!”, ý định là tốt tuy nhiên cũng có thể là sai lầm, bởi vì hóa ra một số lời khen lại mang tới kết quả trái với mong muốn ban đầu. Đặc biệt, khen trẻ thông minh có thể lại khiến trẻ kém đi. Và chúng ta hãy cùng xem xét và đánh giá.
Khi bạn khen trẻ về khả năng của chúng, điều này sẽ khiến con tập trung vào việc tỏ ra tốt, mà không chú ý vào học hỏi.
Trẻ được khen về sự thông minh muốn tiếp tục chứng minh bằng thành tích tốt. Điều này có vẻ tốt, nhưng thực tế là phản tác dụng. Trong hàng loạt các nghiên cứu nghiêm túc của Claudia Mueller và Carol Dweck đối với trẻ học lớp 5 tại Mỹ cho thấy trẻ cư xử rất khác biệt tùy thuộc vào việc trẻ nhận được những lời khen như thế nào.
Những trẻ được khen là thông minh thường có xu hướng tránh thử thách. Thay vào đó, chúng thích những nhiệm vụ dễ dàng. Những trẻ đó cũng thích vị trí cạnh tranh- so sánh vị trí của mình so với các bạn khác hơn là thích cải thiện năng lực học tập của mình .
Trái với điều này, trẻ được khen ngợi về sự cố gắng của mình lại cho thấy xu hướng khác. Những trẻ này thích các nhiệm vụ có tính thử thách, và trẻ có thể học hỏi được từ những điều này, và thích học hỏi những chiến lược để thành công hơn là xem xét việc những trẻ khác đã thể hiện như thế nào. Trẻ còn có thể khác nhau ở những khía cạnh khác nữa. So sánh với những trẻ được khen về nỗ lực của bản thân, những trẻ quen với việc được khen về năng lực của mình thường:
- Có xu hướng bỏ cuộc khi thất bại
- Có xu hướng thể hiện kém đi sau khi gặp thất bại.
- Có xu hướng nói không đúng về việc mình đã thực hiện nhiệm vụ như thế nào.
Và chưa hết, trẻ được khen thông minh có vẻ sẽ coi thất bại của mình là bằng chứng về sự thiếu thông minh.
Khi bạn khen trẻ thông minh, khi trẻ mắc lỗi hoặc thất bại trẻ thường tự cho rằng đây là bằng chứng là mình ngu dốt.
Trong nghiên cứu của Mueller và Dweck, một số trẻ cần giải quyết một vấn đề không khó lắm. Khi hoàn thành nhiệm vụ, trẻ nhận được những lời khen: “Ồ, con đã làm tốt. Con được điểm rất cao” và 1 trong 3 cách khen dưới đây:
- Cách 1: Con rất thông minh khi giải quyết các vấn đề này (khen trẻ thông minh)
- Cách 2: Con đã làm việc rất chăm chỉ để giải quyết vấn đề này (khen vì sự cố gắng).
- Cách 3: Không khen ngợi gì thêm.
Sau đó trẻ được thử thách thêm 1 nhiệm vụ khác khó khăn hơn nhiều, và giải thích xem mình đã làm như thế nào mà kết quả lại không tốt. Những trẻ được khen theo cách 1 đổ lỗi cho việc mình thiếu thông minh. Những trẻ nhận được lời khen theo cách 2 hoặc theo cách 3 lại coi mình không làm tốt thử thách là do chưa cố gắng hết sức. Nói cách khác, khen trẻ thông minh lại có thể làm trẻ có xu hướng ít coi mình thông minh. Tại sao vậy, bởi khi khen con thông mình, chúng ta đang dạy cho con là việc hoàn thành 1 nhiệm vụ được giao là một bài kiểm tra trí thông minh. Trẻ có thể thích thú khi lần đầu được khen, nhưng khi phải đối diện với thử thách sau này, lời khen có thể phản tác dụng.
FasTracKids tạo môi trường học tập và rèn luyện kỹ năng với rất nhiều hoạt động kích hoạt khả năng, sự cố gắng và tính tập trung của trẻ nhỏ. Trẻ luôn được khuyến khích sự tò mò ham học hỏi, khám phá và từ những kết quả đạt được trẻ nhận được những lời khen, tăng cường sự tự tin và liên tục cố gắng làm tốt hơn. ĐĂNG KÝ học thử FasTracKids co trẻ bố mẹ được chia sẻ cách thức dạy con tốt hơn,
Liên hệ : 04 39411316 hoặc Hotline 1: 0169 6303868;
Lượt đọc: 2,034