Cẩm nang dạy Toán cho trẻ 4-6 tuổi
Phần 3
Trong Phần 1 và Phần 2 Cẩm nang dạy Toán cho trẻ 4-6 tuổi, chúng tôi đã giới thiệu các khái niệm, trong phần này chúng tôi muốn đưa ra các ví dụ cụ thể để cha mẹ có thể cùng con học Toán thật vui vẻ, dễ dàng và hứng khởi
CHA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ để giúp trẻ 4-6 tuổi học toán.
Trong khi con cái chúng ta dần lớn lên và phát triển, cha mẹ hãy cố gắng đưa toán vào trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ cần củng cố các kỹ năng mà trẻ đã học được trong khi học hỏi được những khái niệm mới. Thật dễ dàng khi đưa những bài toán nho nhỏ vào các hoạt động hàng ngày của con bạn: HÃY LIÊN TỤC SỬ DỤNG TỪ VỰNG “TOÁN”, cùng nhau tham khảo vài gợi ý :
- Hãy để cho con bạn xem và làm quen với tiền khi đi mua hàng
- Hãy nói với con về các vật dụng dùng để chứa chất lỏng khi bạn nấu ăn hoặc đo lường các thứ trong gia đình.
- Khi lái xe hoặc đi bộ cùng con, bạn hãy dùng các từ về phương hướng như phải, trái, thẳng.
- Dùng các từ so sánh như “con có ít cà rốt hơn mẹ” hoặc “con mèo đó trông có vẻ nặng hơn con mèo nhà mình nhỉ”.
- Bạn cũng có nên nói : “mẹ cắt quả táo thành 4 phần” hoặc mẹ cắt đôi chiếc bánh.
- Sử dụng từ ngữ liên quan tới thời gian như trước, sau, tiếp theo, sau đó, các từ chỉ sự đo lường như bình không có gì, cốc đầy nước, centimets, mét…., từ chỉ vị trí như bên trên, bên dưới, đằng trước, đằng sau.
CỦNG CỐ CÁC CON SỐ VÀ Ý NGHĨA CÁC CON SỐ:
- Khi gọi điện thoại, hãy nhờ con bấm số, như vậy trẻ có thể nhận biết con số.
- Giúp con nhận biết mặt số, bắt đầu từ dễ tới khó hơn, tới số 20. Khi trẻ lớn hơn ta có thể tăng thêm độ khó.
- Tiếp tục thực hành việc đếm, đếm mọi lúc mọi nơi, khi đi bộ, khi đi xe, đếm số cây, số xe ô tô trên đường, số ngôi nhà…. Đếm xu, đếm đồ chơi. Đếm từ số nhỏ tới số lớn và ngược lại.
- Mẹ có thể tự làm một cuốn vở bằng cách ghim giấy với nhau, trang 1 vẽ 1 đồ vật, trang 2 vẽ 2 đồ vật, cứ như vậy tới trang10.
- Khi chơi với các khối gỗ hãy nói “con có 2 khối gỗ, mẹ cho con thêm 1 khối, giờ con có bao nhiêu khối”
- Cho con giúp bạn bày bàn ăn để củng cố thông tin từ người này sang người khác, mỗi người một bát, một đôi đũa, một cái thìa, một cốc uống nước….
- Khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề, hãy hỏi “chúng ta có 4 người và 12 chiếc bánh quy, vậy làm thế nào để chia đều bánh cho mọi người, hãy giúp nếu con cảm thấy khó khăn.
- Khuyến khích con đoán “con đoán có bao nhiêu hạt nho”, đoán rồi cùng con kiểm tra lại.
CỦNG CỐ NHẬN DẠNG CÁC LOẠI HÌNH VÀ QUAN HỆ KHÔNG GIAN:
- Thường xuyên gây sự chú ý của con đối với các loại hình dạng trong nhà, ví dụ vật dụng này hình tam giác, quả bóng hình cầu, hộp đồ chơi là khối hình chữ nhật. Ba mẹ cũng có thể tổ chức cuộc thi săn hình khối “hãy tìm các khối vuông trong nhà…”
TÌM ĐÚNG ĐÔI: trộn một nhóm đồ vật với nhau, sau đó tìm đủ đôi tất, đôi găng tay, ..
ĐO LƯỜNG VÀ THỜI GIAN:
- Khuyến khích trẻ đo mà không dùng thước, ví dụ đoán xem bao nhiêu đoạn gỗ nhỏ thì bằng chiều dài chiếc điều khiển tivi, bàn cà phê, ghế … Bố mẹ cũng có thể treo trong nhà 1 thước đo dán trên tường để đo chiều cao, con lớn thêm được bao nhiêu cm, và con có thể áng chừng bằng ngón tay chiều cao tăng lên như thế nào. Đo nhiệt độ trong nhà cũng là một cách học thú vị.
- Cùng con chú ý tới khối lượng, lượng nước trong cốc của mẹ và cốc của con bên nào nhiều hơn (cốc giống nhau, lượng nước khác nhau), trẻ trong độ tuổi này chưa phân biệt được lượng nước trong các loại cốc cao hoặc to khác nhau có bằng nhau không.
PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG:
- Khi phân công cho con trợ giúp trong việc dọn dẹp đồ bạn đang giúp con phân loại đồ vật rất tốt, bạn có thể phân công: con cất toàn bộ thú nhồi bông vào rổ này, bút màu vào hộp này…
- Chơi các trò chơi phân loại như tìm các loại ô tô đồ chơi, búp bê với nhau, … “nào thi xem ai có thể xếp đồ nhanh hơn nào, búp bê vào bên này còn ô tô vào bên kia”, trẻ sẽ rất thích thú.
- Đối với trẻ lớn hơn thì có thể phân loại theo nhiều tiêu chí hơn, ví dụ: hãy xếp tất cả đồ chơi nhỏ màu xanh vào thùng, các đồ chơi lớn hơn màu xanh vào rổ
- Đề nghị con xếp đồ hộp sang một bên, đồ tươi sang một bên khi bạn cùng con đi siêu thị mua đồ.
CHUỖI VÀ TRẬT TỰ:
- Đố trẻ xếp đồ vật từ nhỏ tới lớn hoặc ngược lại, hoặc từ nhẹ tới nặng.
- Đố trẻ đoán về khả năng chứa của đồ vật “con thử đoán xem cái đĩa nào đựng được nhiều khoai tây chiên hơn, cái nào đựng được nhiều nhất, cái nào đựng được ít nhất. Hoặc con đoán xem những chiếc lọ hoa này cái nào nặng nhất.
TRÌNH TỰ VÀ KIỂU MẪU:
- Tạo ra các kiểu mẫu, cắt hình giấy màu và dán chúng theo trình tự, tạo ra các kiểu mẫu và xem con có thể nhắc lại kiểu mẫu đó không. Trình tự có thể dùng để đoán xem ta sẽ dùng cái gì tiếp theo, hãy hỏi “con đoán xem mẹ sẽ dùng màu gì tiếp theo hoặc con nghĩ mẹ sẽ dán hình nào tiếp theo?”
- Chỉ cho con thấy các kiểu mẫu như áo sơ mi ca rô “con có thấy các kẻ sọc theo trình tự: xanh-vàng-trắng-xanh-vàng-trắng”.
- Cùng con xâu hạt cườm để hiểu được trình tự và kiểu mẫu.
- Trình tự còn có thể xuất hiện ở chuỗi âm thanh, hoạt động của cơ thể, hãy phát huy sự sáng tạo của bạn và con.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Khi có thể hãy nhờ con giúp giải quyết vấn đề. Ví dụ có 6 người sẽ cùng ăn cơm nhưng nhà chỉ có 5 chiếc ghế, vậy phải làm như thế nào, tìm đâu ra 1 chiếc ghế nữa nhỉ.
- Đoán xem ngày mai thời tiết như thế nào, liệu mai trời nóng hay mát, mình sẽ mặc gì vào ngày mai.
ĐỌC SÁCH:
- Thường xuyên đọc sách cùng con, trong mỗi cuốn sách đều có hình dạng, con số, khái niệm, toán học, thời gian, đo lường, giải quyết vấn đề và rất nhiều điều bổ ích khác cho con
Trung tâm Bé Thông Minh với chương trình Toán học vui MathKids sẽ giúp con học Toán theo cách thông minh nhất, khuyến khích khả năng học hỏi của con khi tạo ra những cơ hội khám phá môn Toán theo cách mà con yêu thích. Quý vị phụ huynh muốn con giỏi Toán hãy ĐĂNG KÝ ngay chương trình MathKids hoặc liên hệ với tư vấn để được xếp lớp cho con theo trình độ. Liên hệ : 04 39411316, hoặc: Hotline 1: 093 6848629; Hotline 2: 0169 6303868; Hotline 3: 0982929815
Lượt đọc: 5,167