15 Bí quyết dạy con thành người có trách nhiệm

Phần 2

2. Khi bạn muốn dạy con thành người có trách nhiệm, bạn cần cho con cơ hội đóng góp công sức vào lợi ích chung.

  • Thực ra mọi trẻ đều đóng góp công sức vào công việc chung theo một cách nào đó. Bố mẹ luôn cần quan sát và tìm ra cách để khen ngợi và khuyến khích, đôi khi chỉ cần khen ngợi khi trẻ tỏ ra rất yêu thương em mình hay khi trẻ hát cho cả nhà vỗ tay. Những hành động tốt được ngợi khen sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng.

  • Khi con lớn hơn, những đóng góp của con sẽ tăng tương ứng cả trong gia đình và ngoài xã hội. Bạn có thể thấy rõ tính trách nhiệm của trẻ chia làm 2 mảng: tự chăm sóc bản thân đóng góp công sức vào công việc chung của gia đình, cộng đồng bạn bè và nhà trường. Một số trẻ có thể tự chăm sóc bản thân rất tốt nhưng lại chưa có ý thức với cộng đồng và bị đánh giá không tốt ở phần này. Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ giúp gia đình công việc nhà sẽ có xu hướng giúp đỡ những người khác hơn những trẻ chỉ biết chăm lo cho bản thân.
  • Rõ ràng là không thể có sự thay đổi trong chốc lát, muốn dạy con thành người có trách nhiệm bạn cần từng bước theo độ tuổi để tăng dần tính trách nhiệm của con theo cách thích hợp nhất.
  • Bạn có thể bắt đầu khi con lên 2 bằng việc sắp xếp ngăy ngắn hộp giấy ăn, xếp lại sách trong phòng đọc sách khi trẻ lên 3, lên 4 trẻ có thể cất tất, quần áo, 5 tuổi có thể giúp bạn cho cún ăn. 6 tuổi con bạn có thể dọn dẹp bàn ăn, 7 tuổi có thể tưới cây và 8 tuổi có thể gấp quần áo, trông em, dọn dẹp….
  • Trong tất cả mọi trường hợp bạn luôn cần nhớ bạn đang mời con và trao quyền cho con, chứ không phải trao cho con  gánh nặng.

3.     Không phải bạn đang  sai con làm việc vặt .

  • Rất nhiều lần chúng ta vô tình hay hữu ý để con cho rằng ta đang sai con làm việc vặt. Hãy ghi nhớ điều này: không đứa trẻ nào muốn làm việc vặt. Nếu muốn dạy con thành người có trách nhiệm nhớ đừng bao giờ tỏ ra, nói ra hoặc làm cho trẻ hiểu là chúng chỉ có thể làm được các việc vặt.
  • Trừ khi bạn muốn con nghĩ việc nhà thật là cực nhọc, bạn đừng bao giờ để con làm việc mà không có bạn, cho tới khi làm việc nhà trở thành một điều quen thuộc với trẻ, và trẻ không bao giờ chống cự lại những việc đó.
  • Mục tiêu của chúng ta không phải nằm ở chỗ nhiệm vụ được hoàn thành hay chưa, mục tiêu của dạy con thành người có trách nhiệm là làm sao để trẻ vui vẻ tham gia vào việc đóng góp sức lực của mình và chịu trách nhiệm cho những việc đó.
  • HÃY BIẾN CÔNG VIỆC THÀNH NIỀM VUI, hãy đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ và cùng làm khi con cần, bạn cũng có thể ngồi cùng con và giúp con 30 lần đầu tiên  làm việc đó, nếu bạn thấy cần thiết.
  • Chúng ta đều hiểu rằng việc kèm cặp hướng dẫn động viên đôi khi làm ta thấy mệt mỏi hơn là tự mình làm. Bạn cần tự tìm thấy niềm vui trong những nhiệm vụ này thông qua việc nói chuyện vui đùa với con, và tin tưởng rằng sẽ rất vui sướng  khi nhiệm vụ được hoàn thành bởi cả 2 mẹ con.
  • Rồi một ngày con bạn sẽ tự làm được những việc này, và ngày ấy sẽ tới nhanh hơn nếu con bạn thấy thích thú.

 dạy con thành người có trách nhiệm

4.     Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn

  • Đã bao lần bạn than thở: thôi để mẹ làm cho nhanh nào và không cho con bạn tiếp tục tham gia chỉ vì bạn thấy mình không đủ kiên nhẫn và thời gian để làm cùng con. Đây là sai lầm rất lớn.
  • Nhưng trẻ chập chững biết đi đã cực kỳ ham muốn làm chủ thế giới vật chất của mình và khi chúng ta hỗ trợ chúng làm điều đó, trẻ cảm thấy  mình có thể làm được. Vì vậy bạn cần điều chỉnh lại,  hãy giúp trẻ khám phá sự hài lòng khi làm, điều này quan trọng hơn rất nhiều so với việc hoàn thành công việc nhanh chóng hay hoàn hảo bởi đó là điều thúc đẩy trẻ tiếp tục làm việc và cảm nhận về tính trách nhiệm.

5.    Chuẩn bị trước danh sách các việc cần làm

  • “Đánh răng mau lên”, “con đã chuẩn bị ba lô chưa?” “Đừng quên mang mũ đấy nhé”… nhiều bố mẹ hét lên, hoặc liên tục nhắc nhở trong sốt ruột. Đây là điều không được làm, bố mẹ cần giúp trẻ suy nghĩ “tiếp theo chúng ta làm gì để chuẩn bị đi học nhỉ”,
  • Nhớ: mục tiêu của ta là trẻ tập trung vào suy nghĩ đến những việc trẻ cần làm mỗi sáng, cho tới khi trẻ tự nhận thức được và bắt đầu tự quản lý các việc cần làm vào buổi sáng chứ không phải biến chúng ta thành cái máy la hét suốt ngày.

6.   Tạo một thói quen lặp đi lặp lại

  • Đây là mấu chốt quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì trẻ có cơ hội lặp đi lặp lại hoạt động tự quản lý. Đầu tiên trẻ bắt đầu làm quen với việc dọn dẹp đồ chơi và đi ngủ, sáng dậy đánh răng rửa mặt, ăn sáng, chuẩn bị đi học. Sau đó khi lớn dần lên trẻ phát triển thói quen học tập, giúp đỡ gia đình. Sau nữa trẻ học các kỹ năng sống cơ bản thông qua việc lặp đi lặp lại các thói quen trong gia đình như giặt giũ, nhặt rau, dọn dẹp hoặc nấu các món ăn đơn giản.

Tính trách nhiệm cần được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, nếu không sẽ rất khó uốn nắn sau này. Bé Thông Minh chuyên về các khóa học Phát triển Năng lực Bản thân và Kỹ năng Học tập sẽ đồng hành cùng các con và ba mẹ.

ĐĂNG KÝ NGAY khóa học hoặc để được tư vấn .

  • Trung tâm Bé Thông Minh 2A Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
    ☎02439411316 / 0982929815
  • Trung tâm Bé Thông Minh 536A Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    ☎02436259031 / 0961362606

Lượt đọc: 399