15 Bí quyết dạy con thành người có trách nhiệm,

Tiếp theo 2 phần trước, chúng tôi xin giới thiệu phần 3 của bài viết 15 Bí quyết dạy con thành người có trách nhiệm .

7. Dạy cho con có trách nhiệm với những ứng xử của mình

  • Bạn đã bao giờ bắt con trai lớn xin lỗi em gái nhỏ  khi thấy anh cáu kỉnh với em mà không hề lắng nghe xem chuyện gì đã xảy ra? Chắc chắn nhiều cha mẹ đã mắc phải điều này. Trẻ có thể sợ mắng mà im lặng nhưng thường không phục, bố mẹ không thể dạy con thành người có trách nhiệm nếu cứ để điều này xảy ra.
  • Đầu tiên bố mẹ cần lắng nghe  cảm xúc của con trai để giúp con giải quyết những cảm xúc phức tạp khiến con cáu kỉnh với em gái nhỏ. Sau đó, khi con ấy cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn hãy hỏi con liệu con  có thể làm để làm cho mối quan hệ và tình cảm anh em tốt hơn.
  • Con có thể xin lỗi em nhưng đôi khi điều đó có thể khiến con cảm thấy mất mặt (trẻ con cũng có tính tự ái mà), vậy bạn hãy để con sửa chữa lỗi của mình bằng cách đọc cho em mình nghe một câu chuyện, hoặc em dọn bàn, hoặc ôm em mình thay vì khăng khăng bắt con phải xin lỗi ngay. Điều này dạy cho trẻ em rằng việc đối xử với người khác có những giá trị của nó và trẻ luôn có trách nhiệm sửa chữa khi làm chưa đúng.
  • Nhưng vì bạn không ép buộc, con có thể lựa chọn cách sửa sai, và điều này giúp con cảm thấy ổn hơn và giúp con dần hình thành thói quen suy nghĩ tới trách nhiệm của mình trong nhiều trường hợp khác.
  • Bố mẹ cũng cần đảm bảo rằng bạn hiểu nguyên nhân tại sao anh trai lại mắng mỏ em gái, nếu bạn không hiểu thì rất có thể bạn đang đối xử không công bằng và luôn bắt con lớn luôn phải chịu trách nhiệm với việc không phải lỗi của con.
  • Đôi khi con bạn bị tổn thương và bạn cần rất quan tâm và cùng con giải quyết các vấn đề, xây dựng lòng tin với con, lắng nghe sự bất bình của con và thừa nhận những cảm xúc của con. Vấn đề là trong những lần khác con sẽ ứng xử như thế nào.

8. Động viên con cùng bạn chi trả cho các khoản phải bồi thường khi có hư hại xảy ra.

  • Đối với trẻ lớn có tiền tiêu vặt hoặc có các khoản tiền quà, tiền lì xì bạn nên giải thích để trẻ đóng góp vào các khoản mà bạn cần trả khi có những hư hỏng cần đền bù: làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm, rách sách trong thư viện hoặc đổ vỡ gì đó trong nhà trường.
  • Khi con tự trả từ khoản tiết kiệm của mình và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân thì khả năng mắc lại các lỗi cũ sẽ ít dần đi.

9.    Không vội vàng xông vào giải quyết các vấn đề của con ngay.

  •  Không ít lần ta làm như vậy phải không ba mẹ, đó là thói quen bao bọc ngàn đời nay. Đây là thói quen cần bỏ nếu bạn muốn dạy con thành người có trách nhiệm.
  • Bạn cần luôn sẵn sàng có mặt khi có vấn đề xảy ra, nhưng thay vì giải quyết luôn, bạn cần giúp đỡ để con tự giải quyết vấn đề của mình.
  • Bắt đầu từ việc con giúp con nhìn lại những cảm xúc, nỗi sợ hãi của mình, con sẽ định vượt qua khó khăn này theo cách nào. Không thể trốn tránh được, phải tìm ra cách, có thể là xin lỗi, sửa chữa lại hỏng hóc hoặc là làm gì cụ thể nào đó.

10.     Giữ lời hứa

  • Không thể không nhắc tới việc cha mẹ luôn là hình mẫu của con về tính trách nhiệm và độ tin cậy. Nếu cha mẹ không giữ lời hứa thì tại sao con lại cần có trách nhiệm giữ cam kết với bạn.

11.     Không nói “con thật vô trách nhiệm”

  • Bởi những lời bạn nói gần như là tiên tri về những điều sẽ xảy đến. Bạn cần dạy con những kỹ năng cần thiết để có trách nhiệm.
  • Nếu con rất hay làm mất đồ đạc, hãy dạy con thường xuyên kiểm đếm đồ, ví dụ ở trường, ở nhà bạn, ở sân đá bóng…. trước khi con chuẩn bị về nhà.

12.     Dạy con viết ra kế hoạch

  • Điều này có vẻ như quá mức cần thiết, nhưng trong cuộc sống bận rộn của thế kỷ 21, tất cả trẻ em cần phải thành thạo kỹ năng này khi bước vào trường trung học nếu không trẻ sẽ chẳng hoàn thành được bất cứ việc gì.
  • Chỉ cần lấy một tờ giấy, liệt kê các giờ trong ngày ở bên trái và hỏi con bạn những gì con cần hoàn thành vào cuối tuần này. Học bài, chơi bóng, xem phim, lắp ráp, nghe nhạc, sinh nhật bạn….tất cả mọi thứ, thậm chí cả kế hoạch đi ăn kem cùng với bố, đi mua sách vở cùng mẹ…  
  • Hầu hết trẻ em thấy điều này làm giảm mức độ căng thẳng vì trẻ biết được khi nào mọi thứ sẽ được hoàn thành.
  • Quan trọng nhất của hành động này là dạy con quản lý thời gian và chịu trách nhiệm về các cam kết của mình.

13.   Trẻ  cần trải nghiệm việc lao động được trả công.

  • Điều này dạy trẻ trách nhiệm thực sự trong thế giới thật, ở Việt Nam nhiều ông bà cha mẹ lớn tuổi cho rằng không nên cho trẻ tiếp xúc với đồng tiền sớm, điều này thật sai lầm trong xã hội hiện đại.
  • Ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc trả công cho con 8 tuổi khi con làm  1 số công việc mà thông thường con không phải làm, ví dụ rửa xe, dọn kho hay cải tạo lại vườn cây…sau đó con có thể mở rộng các công việc khác bên ngoài gia đình mà cha mẹ thấy phù hợp, cần chú ý tới độ an toàn cho con. Những  điều đơn giản này giúp ích rất nhiều khi con lớn hơn và sau này tham gia vào lực lượng lao động.

dạy con thành người có trách nhiệm

14.   Không đổ lỗi.

  • Điều này có vẻ khó, đúng vậy, chúng ta có thiên hướng muốn đổ lỗi ai đó khi 1 số điều không mong muốn xảy ra.
  • Thực tế thì khi ta đổ lỗi con, trẻ sẽ có xu hướng đề phòng hơn là sửa lỗi. Đây cũng có thể là lý do để trẻ nói dối cha mẹ, tệ hơn nữa là khi bị mắng mỏ trẻ sẽ tìm đủ lý do để biện hộ rằng trẻ không có lỗi- hoặc ít nhất là trẻ thực sự nghĩ như vậy, và đương nhiên trẻ sẽ không chịu trách nhiệm và lỗi đó lại có thể bị lặp lại.
  • Đổ lỗi là trái ngược với tình yêu vô điều kiện. Vậy tại sao chúng ta làm điều đó? Để giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn và bởi vì chúng ta không thể chịu được sự ý nghĩ rằng chúng ta cũng có một số vai trò, dù nhỏ, trong việc tạo ra tình huống. Lần tới khi bạn thấy mình bắt đầu đổ lỗi cho ai đó, hãy dừng lại. Thay vào đó, hãy chấp nhận bất kỳ trách nhiệm nào bạn có thể (Bạn đang làm hình mẫu cho con). Sau đó, chỉ cần chấp nhận tình huống.
  • Bạn luôn có thể đưa ra các giải pháp tốt hơn từ trạng thái chấp nhận hơn là trạng thái đổ lỗi.

15.   Hãy dạy con chúng ta chịu trách nhiệm với việc mình làm, các nghiên cứu cho thấy những người chịu trách nhiệm trong bất kỳ tình huống nào là những người thấy mình sẵn sàng khác biệt và nổi bật. Đó chính là những gì bạn mong muốn nuôi dạy con trong thế kỷ 21, thế kỷ được chứng kiến sự biến chuyển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng 4.0.

Tính trách nhiệm cần được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, nếu không sẽ rất khó uốn nắn sau này. Bé Thông Minh chuyên về các khóa học Phát triển Năng lực Bản thân và Kỹ năng Học tập sẽ đồng hành cùng các con và ba mẹ.

ĐĂNG KÝ NGAY khóa học hoặc để được tư vấn .

  • Trung tâm Bé Thông Minh 2A Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
    ☎02439411316 / 0982929815
  • Trung tâm Bé Thông Minh 536A Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    ☎02436259031 / 0961362606

Lượt đọc: 722