BÍ KÍP DẠY CON ĐÚNG CÁCH

Dạy con thế nào sao cho đúng cách, đó là điều mà bố mẹ nào cũng băn khoăn. Sau đây Bé Thông Minh xin chia sẻ 6 bí kíp dạy con đúng cách có thể áp dụng.

Trước hết, việc giáo dục nên bắt đầu bằng việc hiểu trẻ, mà muốn hiểu trẻ thì phải bắt đầu bằng việc tăng cường giao lưu trao đổi với trẻ, xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp. Hiểu ở đây tức là hiểu tính cách của trẻ, sở thích cũng như tâm lý trẻ thích gì, muốn gì, bình thường hay làm những gì, giao lưu tiếp xúc với những người như thế nào,… Mà muốn hiểu thì tuyệt đối đừng coi thường vị trí của con trong gia đình. Chúng ta cần phải cho trẻ quyền được phát biểu trong gia đình, thay vì nói câu “Trẻ con thì biết cái gì.” Dù là chuyện lớn nhỏ gì trong gia đình thì cũng nên nghe qua ý kiến của chúng, thiết lập một gia đình thật dân chủ. Phải để cho trẻ thấy, mỗi một thành viên trong gia đình đều có quyền được tôn trọng. Nhưng, việc tôn trọng quyền và địa vị của trẻ trong gia đình không có nghĩa là chiều chúng một cách quá đáng, cho chúng vị trí như một hoàng đế nhỏ. Việc thuận theo ý trẻ 100% không phải là tôn trọng trẻ, mà là chiều hư trẻ.

Thứ hai, giáo dục là phải biết lấy mình làm gương. Trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự giáo dục của cha mẹ trong quá trình nhận thức về thế giới xung quanh. Thái độ của cha mẹ đối với cuộc sống, sự nghiệp, sinh hoạt cũng như thái độ đối xử với người khác đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến trẻ, vậy nên, bố mẹ phải luôn là tấm gương tốt để con trẻ có thể học tập theo, thay vì chỉ nói mà không làm, như vậy, việc giáo dục sẽ mất đi hoàn toàn ý nghĩa của nó.

Cuối cùng, cần phải chọn cách giáo dục con sao cho hiệu quả nhất, phù hợp nhất với con trẻ. Trong quá trình tìm hiểu tính cách của trẻ cũng như việc làm gương để giáo dục cho trẻ, thì phương pháp giáo dục cũng là thứ mang tính chất quyết định trong quá trình này, có vậy mới có thể đạt hiệu quả tối đa được.

 

Bí Kíp Dạy Con Đúng Cách

  1. Bồi dưỡng sở thích cho trẻ

Khi trẻ còn nhỏ, việc học tập những tri thức quá sâu xa không phải là điều quan trọng. Quan trọng là phải khai thông được trí lực, bồi dưỡng trí tưởng tượng, năng lực quan sát, trí nhớ cũng như năng lực biểu đạt ngôn ngữ cho trẻ,… Đây đều là những năng lực cần có để làm nền tảng cho việc học tập sau này của trẻ. Mà muốn làm được, chúng ta cần phải bắt đầu bồi dưỡng từ sở thích cho trẻ. Quá trình này không thể quá nóng vội, cần phải từ từ từng bước một.

  1. Bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ

Những thói quen sống tốt cũng như khả năng sinh hoạt động lập đối với trẻ là vô cùng cần thiết. Việc bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trẻ sau này.

  1. Giao tiếp với trẻ

Khi trẻ phạm sai lầm, phụ huynh không nên đánh mắng mà nên dành thời gian nói chuyện với trẻ, nói cho chúng biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Trong lúc nói chuyện, cần giữ thái độ thật là bình tĩnh, tưởng tượng mình là bản thân con trẻ, có vậy khi nói chuyện với chúng, giữa cha mẹ và con cái sẽ không còn sự khác biệt về thế hệ, việc nói chuyện cũng sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn, giúp con trẻ hiểu và muốn hiểu những gì cha mẹ muốn nói, biết rằng mình đang sai ở đâu để sau này không phạm phải lỗi sai tương tự nữa.

  1. Động viên trẻ nhiều hơn

Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ không nên đặt yêu cầu quá cao với con. Cho dù là chúng viết chữ không đẹp, đếm số không giỏi, hay là thành tích học tập ở trường có thể nào, cha mẹ cũng không nên trách mắng chúng mà nên động viên để con trẻ nỗ lực làm tốt hơn vào lần sau. Sự động viên cổ vũ của người lớn đối với con trẻ sẽ là một động lực rất lớn để chúng cố gắng, việc trách mắng chỉ tổ làm chúng mất đi lòng tin về bản thân mà thôi.

  1. Cho trẻ quyền tự do

Trẻ nhỏ ham chơi là điều khó tránh ở lứa tuổi này, vậy nên cha mẹ không nên quá nghiêm khắc mà không cho chúng chơi, làm như vậy là không tốt chút nào. Hãy cứ để trẻ được chơi một cách thật tự nhiên thay vì ràng buộc chúng, đồng thời dạy cho chúng về cách quản lý thời gian sao cho hợp lý. Ví dụ như nói với chúng rằng nên làm xong bài tập của mình rồi mới chơi, như vậy trẻ sẽ chăm chỉ học tập hơn rất nhiều.

  1. Lấy mình làm gương

Việc bố mẹ làm gương cho trẻ là một điều vô cùng quan trọng. Trẻ nhỏ chưa có khả năng phán đoán, vậy nên từng lời nói cũng như hành động của cha mẹ sẽ có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến chúng. Vậy nên cha mẹ cũng phải chú ý đến lời nói cũng như hành động thường ngày của mình, làm gương dẫn dắt trẻ theo hướng đúng đắn.

Bố mẹ không phải mới sinh ra đã là bố mẹ, cho tới khi con cái ra đời, họ mới làm bố mẹ lần đầu, vậy nên việc thiếu sót là khó lòng tránh khỏi. Để có thể thực sự làm bạn được với trẻ, bố mẹ cần phải thay đổi bản thân rất nhiều, không thể cứ đi theo lối mòn giáo dục của xã hội cũ được, đồng thời cũng phải cùng học tập và rèn luyện để thích ứng với sự thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ ở từng lứa tuổi. Không chỉ có việc học tập tại nhà trường hay trong gia đình, mà việc tìm cho trẻ một chương trình Rèn luyện Tư Duy cũng như Kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0 này cũng là việc bố mẹ nên quan tâm tìm hiểu. Với kinh nghiệm 12 năm đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong giai đoạn vàng từ 3-8 tuổi, học viện Bé Thông Minh có rất nhiều chương trình học cho từng độ tuổi để phát triển toàn diện bản thân đồng thời kết nối bố mẹ và các con lại gần nhau hơn.

Bố mẹ quan tâm đến các khóa học của học viện Bé Thông Minh hãy liên hệ ngay Hotline:0982929815 – 0961362606.

Lượt đọc: 805