TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC VÔ GIÁ CHO TRẺ (P.2)

Một số sự việc xảy ra ở lớp trẻ hay ở cuộc sống thường ngày sẽ không thú vị như trẻ nghĩ nhưng bạn nên dạy cho bé cách tiếp nhận mọi việc ở một thái độ tích cực. Hầu hết các sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống hàng ngày mang lại cảm xúc vui, xen lẫn với cảm xúc buồn. Nhưng các sự kiện lặp đi lặp lại hàng ngày (ngủ dậy, đi đến trường, học tập, đi về nhà…) không mang sắc thái vui hoặc buồn rõ rệt mà thường rơi vào khoảng giữa. Cả người lớn và trẻ nhỏ khi gặp những sự việc này thì thường có 2 lựa chọn: tiếp nhận sự việc theo một cách thoải mái nhất hoặc theo một cách nghiêm trọng nhất. Hãy hướng cho bé lựa chọn cách suy nghĩ tích cực về một vấn đề để có thể sống vui vẻ mỗi ngày bởi vì tiếng cười là liều thuốc vô giá cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp giúp trẻ cảm thấy vui vẻ với những sự việc diễn ra trong cuộc sống hàng ngày:

Khi cả gia đình sum họp sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi, cha mẹ hãy tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ và lôi kéo trẻ tham gia cùng, đây là một số gợi ý cho các hoạt động:

  • Cùng trẻ xem một bộ phim hoặc một chương trình ti vi hài hước. Có thể là phim hoạt hình mà trẻ thích. Hãy cùng cười to lên khi những tình huống gây cười xuất hiện, cha mẹ đừng ngại ngùng nghĩ rằng người lớn thì không nên cười lớn tiếng. Hãy hòa vào bộ phim đó và vui cùng con.
  • Giúp trẻ tham gia vào các câu lạc bộ có nhiều hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh. Ví dụ như câu lạc bộ thiên văn học, câu lạc bộ xe đạp…
  • Cho trẻ tham gia vào các lớp rèn luyện kỹ năng sống và phát triển tư duy .

    fastrackids, rèn luyện kỹ năng sống, giúp trẻ suy nghĩ tích cực, tiếng cười là liều thuốc vô giá cho trẻ

    Tham gia các lớp học rèn luyện kỹ năng sống.

  • Đọc các mẩu truyện cười cho trẻ nghe.
  • Khuyến khích trẻ kết bạn và giao lưu với những đứa trẻ có tính cách hóm hỉnh.
  • Trao đổi thông tin, hỏi thăm trẻ về bạn bè trên lớp, về cô giáo và các tình huống xảy ra trong ngày, rồi cùng bình luận một cách vui vẻ, hóm hỉnh.
  • Giúp trẻ tìm sách, truyện cười ở cửa hàng sách gần nhà bạn.
  • Tổ chức một cuộc gặp mặt với bạn bè cùng lớp của trẻ, có thể diễn ra ở nhà bạn hoặc ra ngoài nhà hàng ăn mà trẻ ưa thích.
  • Cùng trẻ chơi với thú cưng, hoạt động chạy nhảy ngoài vườn, công viên.
  • Cùng trẻ đi học lớp “yoga cười”.
  • Để trẻ chơi đùa thoải mái cùng với bọn trẻ hàng xóm.
  • Chơi với trẻ bằng những trò chơi dân gian mỗi tối. Ví dụ như: chơi bập bênh bằng chân, cha mẹ đóng vai ngựa để trẻ cưỡi và ngã ngựa, đóng vai cô giáo, học sinh, đi chợ … Thông qua những trò chơi này có thể dạy trẻ những câu ca dao ngắn, dạy trẻ về số và đếm…
  • Dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời (ví dụ: đi bơi, trượt cỏ, trượt patin, đánh cầu lông, đá bóng, bóng rổ).active-family-fitness-400x400

Lên một danh sách các sự việc có thể bất ngờ xảy ra cùng cách ứng xử phù hợp:

Bạn nên dạy bé những trường hợp không tốt có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, chỉ cho trẻ nên giải quyết như thế nào, nên suy nghĩ ra sao để bản thân trẻ không cảm thấy xấu hổ, tự ái và tự ti. Khi bé nhận ra mình đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, bé nên tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

  • Điều này có đáng làm cho mình buồn không?
  • Điều này có đáng làm phiền lòng người khác không?
  • Điều này có quan trọng với mình không?
  • Điều này có xấu không?
  • Điều này có khắc phục được không?
  • Nếu khắc phục được thì nên làm thế nào?
  • Sự việc này xảy ra có phải là lỗi của mình không?

tiếng cười là liều thuốc vô giá cho trẻ, giúp trẻ suy nghĩ tích cực

Giúp trẻ sống lạc quan và suy nghĩ tích cực:

  • Cười thoải mái với bản thân: Khi trẻ gặp phải một tình huống xấu hổ (như bị đổ thức ăn vào người, bị ngã khi đang chạy, nói sai khi thuyết trình…) hãy dạy cho trẻ cách cười và hóm hỉnh vượt qua những rắc rối đó.
  • Tiếp nhận sự việc theo một cách thoải mái nhất: Luôn luôn nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực và tìm cách giải quyết vấn đề hơn là đề cập quá nhiều đến việc đã xảy ra . Hãy dạy cho trẻ cách biến những điều mỉa mai và vô lý của cuộc sống thành những điều có ý nghĩa, qua đó giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn cùng các bạn trong lớp
  • Biến cuộc sống của trẻ trở nên nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể để một đồ chơi trên bàn học của trẻ, treo ảnh vui nhộn trong phòng trẻ, chọn ảnh gây cười cho màn hình chờ máy tính, hoặc đóng khung ảnh về những khoảnh khắc vui đùa của bé cùng bạn bè và gia đình.
  • Biết cách nhìn nhận cuộc sống. Rất nhiều sự việc xảy ra trong cuộc sống của bé là không kiểm soát được – nhất là cách ứng xử của các bạn trong lớp. Nếu bé nghĩ rằng bằng cách gánh vác trách nhiệm cho các bạn cùng lớp thì bé sẽ được các bạn yêu quí thì điều đó không phải hoàn toàn đúng. Bạn nên dạy bé đấy là một cách tốt để gây dựng tình bạn, song chỉ thích hợp trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi.
  • Giải quyết căng thẳng cho bé. Hãy tạo ra một không gian thích hợp để bé có thể tâm sự với bạn, chia sẻ những căng thẳng mà bé gặp phải ở môi trường học tập.
  • Ghi lại những khoảnh khắc vui sướng của bé: Hãy lên 1 danh sách các khoảnh khắc hạnh phúc cho trẻ, chụp ảnh hoặc quay lại những khoảnh khắc trẻ vui cười thoải mái, cho trẻ xem lại những khoảnh khắc vui vẻ đó. Một hành động đơn giản như thế này sẽ giúp cho cuộc sống của trẻ trở nên tốt đẹp hơn. Điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ hơn khi trẻ cảm thấy buồn bã hay căng thẳng.
  • Dạy trẻ mỗi khi nghe tiếng cười trong lớp, hãy ngồi gần chỗ đấy. Thường thường các câu chuyện cười trong lớp học được chia sẻ ở trong các nhóm bạn nhỏ, nhưng cũng có trường hợp câu chuyện này được truyền miệng ra cả lớp. Trẻ nhỏ trong lớp cũng thích chia sẻ các câu chuyện vui vì điều này cũng giúp trẻ có cơ hội được cười đùa với nhau. Bạn nên hướng dẫn trẻ là khi con nghe thấy bạn nào cười trong lớp, con có thể lại gần và hỏi “Điều gì làm cho bạn cười?”

Theo Ahaparenting

Để giúp con có một môi trường rèn luyện tư duy đầy vui vẻ và hứng thú cùng những tràng cười sảng khoải với các bạn đồng trang lứa, hãy đăng kí tham gia ngay Chương trình MIDA – Phát triển Trí thông minh Đa dạng dành cho trẻ từ 8 – 11 tuổi hoặc Chương trình FasTracKids – Làm giàu Kiến thức, Phát triển Tư duy và Rèn luyện Kỹ năng dành cho trẻ từ 4 – 8 tuổi. 

Lượt đọc: 968