18 lời khuyên cho cha mẹ giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc sớm (Phần 2)

Trẻ em trong thế giới hiện đại được tiếp xúc với tiền từ rất sớm vì vậy việc giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc để có kiến thức và hiểu biết là rất cần thiết. Con trẻ thường học hỏi về tiền bạc từ cha mẹ, nói một cách khác thì cha mẹ chính là những “thầy cô giáo đầu tiên” dạy trẻ về tài chính. Tiếp tục với bài viết “18 lời khuyên cho cha mẹ giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc sớm (Phần 1)” tuần trước, chúng tôi gửi đến cha mẹ những lời khuyên để giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc sớm một cách hiệu quả nhất phần tiếp theo

Giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc sớm bằng những việc dưới đây

10. Đi đến cửa hàng tạp hóa, siêu thị là một trong những kinh nghiệm chi tiêu đầu tiên trong đời của trẻ. Thực tế khoảng 1/3 số tiền lương của gia đình đều được chi cho các danh mục sản phẩm ở cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Càng tốt hơn nữa nếu cha mẹ tích cực sử dụng các phiếu giảm giá để tiết kiệm tiền. Để giúp trẻ học hỏi tốt nhất, hãy bắt đầu bằng việc dạy trẻ lên kế hoạch cho một bữa ăn cũng như cách để sử dụng các đồ ăn thừa.

11.Trước khi đi vào cửa hàng, siêu thị để hướng dẫn trẻ cách chi tiêu hãy dạy trẻ việc kiểm tra xem những mặt hàng đang được bán có đang giảm giá hay mang lại sự tiết kiệm nào không. Có thể kiểm tra việc này bằng cách xem cách quảng cáo trên cửa hàng, siêu thị và cập nhật giá theo tuần. Ngoài việc sử dụng phiếu giảm giá có thể dạy trẻ tiết kiệm dựa trên việc cân đối giá cả niêm yết giữa các sản phẩm.

trẻ tìm hiểu về tiền bạc
12. Hãy để trẻ đi cùng bạn đến các cửa hàng khác. Hãy giải thích cho trẻ về việc lập kế hoạch mua hàng trước và so sánh đơn giá cũng như kiếm tra các giá trị, chất lượng, bảo hành… .Chi tiêu sẽ vô vùng hiệu quả cũng như vui vẻ nếu nằm trong mức dự kiến. Thông thường khoảng 20 – 30% tiền của chúng ta bị lãng phí bởi mua những thứ kém và không cần thiết.
 
13. Cho phép trẻ được đưa ra các quyết định chi tiêu dù tốt hay xấu rồi khuyến khích các cuộc thảo luận về vấn đề chi tiêu, những ưu điểm và nhược điểm trước khi tiến hành những lần sau.
 
14. Dạy trẻ cách đáng giá các sản phẩm thông qua quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh hay báo chí. Sản phẩm thực sự có giá bao nhiêu? Có sản phẩm nào có thể thay thế tốt hơn với giá cả phải chăng hơn? Những thứ đắt tiền chưa chắc đã là đại diện cho những thứ tốt nhất. Hãy luôn nhắc nhở trẻ về điều đó.
 

15. Hãy xem xét việc tham gia các hiệp hội tín dụng nếu bạn chưa phải là thành viên. Thông thường các hiệp hội đó sẽ có các chương trình dạy cho trẻ em khá tốt, khuyến khích việc tiết kiệm và củng cố thêm những kiến thức về tiền bạc mà cha mẹ đã dạy trẻ ở nhà.

 

trẻ tìm hiểu về tiền bạc
 
16. Cảnh báo trẻ những nguy hiểm có thể đến từ việc vay và trả lãi. Tính lãi từ một khoản vay nhỏ có thể giúp cho trẻ hiểu được một cách nhanh chóng việc vay tiền của người khác là rất đắt.
 
17. Nếu cha mẹ có sử dụng thẻ tín dụng, hãy luôn tận dụng cơ hội để dạy trẻ về tiền bạc và cách sử dụng. Như khi thanh toán tại một nhà hàng chẳng hạn, hãy giúp trẻ hiểu các khoản chu phí sẽ phải trả, các khoản phụ phí cũng như dạy trẻ các biện pháp chống việc gian lận trong thẻ tín dụng.
 
18. Lên lịch các buổi thảo luận trong gia đình liên quan đến vấn đề tài chính một các thường xuyên. Những buổi thảo luận này sẽ rất có ích cho trẻ nhỏ, trẻ có thể kiểm lại số tiền tiết kiệm của mình cũng như nhận lãi từ số tiền đã gửi. Trong các buổi thảo luận trong gia đình như thế này, các bậc cha mẹ có thể nói về sự khác biệt giữa tiền mặt, séc và thẻ tín dụng; làm thế nào để hạn chế việc sử dụng thẻ tín dụng cũng như những ưu điểm của việc tiết kiệm tiền hay dùng tiền đầu tư.
 

Giáo dục, động viên khuyến khích và cho trẻ quyền được quyền quyết định các chi tiêu của mình: tiết kiệm hay sử dụng tiền để đầu tư. Những bài học mà cha mẹ dạy trẻ trong hôm nay sẽ giúp trẻ giữ được nhiều tiền hơn trong khoản kiếm được và làm được nhiều việc hơn với số tiền trẻ đang giữ.

Những bậc cha mẹ của thế kỷ 21 đều hiểu rằng những thứ quan trọng ta thừa kế cho con cái không phải là của cải vật chất hay tiền bạc mà chính là tư duy tài chính thông minh và khả năng phán đoán, ra quyết định khôn ngoan nhất trong tài chính và trong cuộc sống. Hãy bắt đầu giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc cùng Chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính dành cho bé từ 7 – 9 tuổi. ĐĂNG KÝ ngay hôm nay cho con bạn để có cơ hội nhận một buổi học MIỄN PHÍ chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính FSC.

 

Lượt đọc: 776