5 sai lầm của mẹ Việt khi dạy con về tiền

1 – Dạy con về tiền bạc quá muộn

Tôi cho rằng một trong những sai lầm lớn nhất của cha mẹ khi dạy con về tiền là bắt đầu quá muộn – Warren Buffett.
Tỷ phú Warren Buffett là nhà đầu tư huyền thoại, là một trong 50 người giàu nhất trong lịch sử loài người. Chia sẻ trên trang Nbcnews, tỷ phú Warren Buffett cho biết ông đã học những điều quan trọng nhất về tài chính từ bố mình – người là nguồn cảm hứng lớn nhất của cuộc đời ông. “Ông ấy là người anh hùng của tôi khi tôi 6 tuổi và bây giờ vẫn vậy. Đến bây giờ bố tôi vẫn truyền cảm hứng cho tôi mỗi ngày. Ông đã dạy con về tiền từ khi tôi còn nhỏ và những bài học đó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đời tôi sau này”.
Các mẹ thường nghĩ rằng con còn quá nhỏ, chưa thể kiếm được tiền và cũng không cần tiêu đến tiền. Tất cả các nhu cầu của con đã được người lớn chăm lo và chu cấp đầy đủ. Suy nghĩ này thật sai lầm. Tuy trẻ chưa trực tiếp tham gia vào việc tài chính của gia đình nhưng điều này không đồng nghĩa với việc trẻ không thể học hỏi các khái niệm và cách thức chi tiêu.

2 –  Thường xuyên trả lời không với trẻ

“Không” không phải là câu trả lời tích cực cho câu hỏi: “Con có thể có thứ đó không?”. Nếu con muốn một thứ gì đó, hãy đưa ra một cái đích để con có thể có nó, ví dụ mua chiếc xe đạp vào tháng bảy. Với cách đó, nếu trẻ muốn có một bộ xếp hình, thời gian sẽ là một tuần. Và mẹ có thể chỉ ra rằng, nếu mua bộ xếp hình, con sẽ có ít tiền đi và sẽ phải chờ lâu hơn để mua được một chiếc xe mới.

3 – Nói dối khi trẻ đòi mua thứ gì đó

Khi trẻ mè nheo đòi bố mẹ mua cho món đồ nào đó, đôi khi chúng ta sẽ nói dối trẻ những câu kiểu như “Mẹ không có tiền” hay “Mẹ hết tiền rồi, nhà mình lấy đâu ra tiền để mua những thứ đó” để chấm dứt đòi hỏi của trẻ. Làm cách này trẻ sẽ không nhõng nhẽo nữa và người lớn cũng bớt đau đầu. Nhưng về lâu dài, có thể khi lớn thêm một chút, trẻ sẽ hiểu rằng bố mẹ có đủ tiền và mình đang bị lừa dối.
Trong những trường hợp tương tự như trên, các mẹ cần phải kiên nhẫn giải thích cho con hiểu bản chất của vấn đề. Tại sao trẻ không được mua những thứ đó? Tại sao trẻ cần phải tiết kiệm và sử dụng tiền để mua những thứ đó nên sử dụng như nào?

4 – Không thống nhất về quan điểm dạy con

Đôi khi trong nhà sẽ xảy ra trường hợp mẹ không mua đồ chơi cho con nhưng bố thì lại hoàn toàn đồng ý. Nếu cha mẹ không thống nhất và không đồng quan điểm khi dạy con thì trẻ sẽ chẳng học được gì cả.
Hàng tháng cha mẹ cần phải thảo luận với nhau xem ai là người sẽ chịu trách nhiệm về đồ chơi, chi tiêu cho trẻ? Khoảng tiền tiêu vặt cho con mỗi tháng là bao nhiêu?

5 – Lạm dụng việc trả tiền cho trẻ làm việc nhà

Hiện nay, có khá nhiều thông tin khuyến khích các mẹ dạy con về giá trị của tiền bạc bằng cách trả cho bé tiền khi làm việc nhà. Điều này là không sai tuy nhiên các mẹ không nên lạm dụng việc cho con tiền khi nhờ bé làm việc nhà. Nếu thường xuyên cho con tiền khi làm việc nhà, bé sẽ không hiểu được giúp đỡ cha mẹ cũng là một phần trách nhiệm.

Các mẹ có thể tham khảo thêm trong khóa học FSC – Bạn nhỏ Thông minh Tài chính

IMG_6893 copy

 Không bao giờ là quá sớm khi dạy con về tiền

IMG_6866

Quản lý tài chính là một trong những kỹ năng quan trọng

nhất trong cuộc đời của mỗi con người

IMG_7776

Việc làm quen với tín dụng, quản lý tiền bạc giúp trẻ hiểu được là tiền không phải là vô hạn

IMG_7805

Nền tảng vững chắc về kiến thức tiền tệ, tài chính là một kỹ năng then chốt

để thành công về kinh tế trong tương lai

 Trẻ em ngày càng phát triển nhiều hơn theo sự phát triển của thế giới, có nhiều điều phải dạy con bạn và một trong những điều quan trọng  là dạy trẻ cách chi tiêu thế nào là hợp lý.Chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính từ 7 – 9 tuổi sẽ giúp con bạn hiểu hơn về giá trị cũng như cách sử dụng tài chính hiệu quả. Hãy ĐĂNG KÝ cho con bạn để trẻ tạo thói quen tốt ngay khi còn nhỏ!

Lượt đọc: 1,083