15 cách để dạy trẻ về cách sử dụng tiền – Phần 2

7. Hãy đưa trẻ tới một ngân hàng đáng tin cậy và mở một tài khoản tiết kiệm cho trẻ : Bắt đầu thới quen thường xuyên tiết kiệm từ sớm là một trong những chìa khóa để tiết kiệm thành công. Hãy nhớ rằng, đừng từ chối khi các con muốn rút một chút tiền trong khoản tiết kiệm để mua đồ. Điều này sẽ làm nản chí các con khi tiết kiệm tiền.

8. Giữ những ghi chép về số tiền đã tiết kiệm được, số tiền đã đầu tư hoặc số tiền đã tiêu cũng là một kĩ năng quan trọng mà những người trẻ tuổi nên học hỏi. Để dễ dàng hơn, hãy dùng 12 phong bì, mỗi một tháng là một phong bì và với 1 phong bì to nhất dùng để giữ tất cả những phong bì các tháng trong năm. Các cha mẹ hãy hình thành phương thức lưu giữ này cho các con mình. Khuyến khích các con để tất cả các biên lai mua hàng vào một phong bì và tiếp tục chú thích vào đó những thứ mà các con đã mua.

9. Thường xuyên cho trẻ đi mua sắm cùng như là những cơ hội để dạy trẻ về giá trị của đồng tiền : Đi đến một cửa hàng tạp hóa thường là kinh nghiệm đầu tiên của trẻ về việc chi tiêu. Khoảng 1/3 số tiền chi tiêu mà gia đình phải trả là dành cho việc mua đồ ở các cửa hàng tạp hóa và các mặt hàng gia đình. Chi tiêu thông mình hơn (dùng vé giảm giá, so sánh giá của mặt hàng đơn lẻ) có thể tiết kiệm hơn 1800 đô la một năm cho một gia đình 4 người.

Để giúp các con hiều về bài học này, hãy phân tích làm thế nào để lập kế hoạch cho một bữa ăn tiết kiệm, tránh lãng phí và dùng những phần còn lại một cách hiệu quả. Khi bạn đưa trẻ đến bất kì cửa hàng nào,hãy giải thích cho trẻ biết cách làm thế nào để lên kế hoạch mua đồ trước và sau đó đi so sánh giá. Dạy trẻ cách làm thế nào để kiểm tra giá trị, chất lượng,bảo hành và những tiêu chí khác mà một người tiêu dùng nên quan tâm.

Việc chi tiêu cũng có thể rất thú vị và có tác dụng khi mà việc chi tiêu được lên kế hoạch kĩ càng. Như thường lệ thì nếu việc chi tiêu không được lên kế hoạch thì sẽ dẫn đến 20-30%  số tiền của chúng ta bị lãng phí bởi vì chúng ta vẫn còn những quan niệm cổ hủ khi mua sắm.

10.  Cho phép trẻ tự đưa ra quyết định chi tiêu : Cho dù sản phẩm tốt hay không tốt thì các con sẽ học hỏi được từ những sự lựa chọn khi mua sắm. Bạn có thể bắt đầu một cuộc thảo luận thoải mái về những cái hợp lí và chưa hợp lí khi chi tiêu trước khi các con bạn tiêu tiền.

 Khuyến khích các con thông minh khi mua sắm. Điều này có nghĩa là hãy điều tra trước khi đưa ra quyết định mua, đợi đến thời điểm hợp lí để mua và sử dụng kĩ thuật “spending by choice”. Kĩ thuật này nghĩa là chọn ít nhất 3 thứ khác nhau và so sánh xem là món hàng nào sau khi mua xong mà vẫn còn tiền cho một mặt hàng khác nữa và sau đó sẽ đưa ra lựa chọn mua mặt hàng nào.

Mua sắm thông minh

11. Dạy các con làm thế nào để đánh giá các sản phẩm trên tivi, qua đài và các sản phẩm trên quảng cáo giấy. Liệu sản phẩm có được như những gì quảng cáo nói?Liệu giá cả đã thật sự là giá rẻ?Các sản phẩm thay thế có sẵn liệu có chất lượng tốt, có thể là giá thấp hơn hay có giá trị cao hơn không?Nhắc nhở các con là các quảng cáo thường quảng cáo các sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với sự thật mà sản phẩm đó mang lại cho chúng ta.

12. Cảnh báo các con về những rủi ro của việc vay lãi và trả lãi. Nếu bạn trả lãi cho một khoản tiền vay mà bạn đã vay các con, các con sẽ biết nhanh chóng học được rằng việc vay tiền của một ai đó trong một khoảng thời gian nhất định thì bạn sẽ phải trả lãi. Ví dụ, trả 499 đô la mua một chiếc tivi trong khoảng 18 tháng với 31. 85 đô la một tháng và 18. 8% lãi suất thì điều này đồng nghĩa là người mua phải trả 575 đô la cho chiếc ti vi đó.

13. Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng ở nhà hàng, hãy tạo cơ hội để dạy trẻ cách sử dụng thẻ tín dụng : Giải thích cho các con làm thế nào để xác nhận số tiền đã thanh toán, làm thế nào để tính tiền và làm thế nào để ngăn ngừa việc gian lận thẻ tín dụng.

14. Thận trọng khi đưa cho con trẻ thẻ tín dụng, thậm chí là khi các con vào đại học. Các thẻ tín dụng luôn có một thông điệp “ Hãy tiêu tiền”. Một vài học sinh nói rằng việc sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt là một sự tiến bộ và nó cũng đáp ứng nhu cầu hàng ngày, thay vì chỉ đáp ứng cho những trường hợp khẩn cấp. Nhiều học sinh cũng đã nhận thấy rằng phải giảm bớt các giờ học trên lớp để kiếm thêm các công việc ngoài giờ để trả cho những chi phí khi mua sắm bằng thẻ.

15. Xây dựng một lịch trình thường xuyên cho những cuộc thảo luận của gia đình về các khoản tiền. Đây là một cách đặc biệt có ích cho các con, đó là lúc các con tính tổng cộng số tiền đã tiết kiệm được và số tiền lãi đã được nhận.

 Các chủ đề thảo luận khác nên nói về sự khác nhau giữa tiền mặt, séc, thẻ tín dụng , các thói quen tiêu dùng thông minh, làm thế nào để tránh việc sử dụng đến số tiền đã gửi trong ngân hàng và những lợi ích của sự gia tăng số tiền tiết kiệm và số tiền đầu tư.

Theo Familyeducation

Lượt đọc: 674