Các giai đoạn nhận thức về tiền của trẻ

Bạn muốn cho trẻ bước đầu làm quen với tài chính càng sớm càng tốt. Nhưng sớm đến mức nào? Từ rất sớm. Từ khi biết đếm, trẻ em đã bắt đầu hiểu khái niệm tiền bạc. Thậm chí nếu không cho con tiêu tiền khi còn nhỏ, bạn vẫn có thể nói về tiền bạc, so sánh về mua sắm và ngân quỹ bằng những lời lẽ đơn giản ngay cả trẻ mẫu giáo cũng hiểu được.

Trẻ đi mẫu giáo

Trẻ đi mẫu giáo có thể tiết kiệm tiền, miễn là trẻ có thể tiếp xúc và hiểu. Từ nhỏ, trẻ đã có thể hiểu bằng trực giác: Tiền là cách để có những thứ các con muốn. Chỉ cần cho trẻ một vài giới hạn lựa chọn và trẻ có thể quyết định mua gì. Nhưng ở tuổi này, trẻ không hiểu được nhiều hơn.

Những năm tiểu học

Học sinh tiểu học hiểu được tiền là gì, nhưng vẫn không có những ý niệm về các loại tiền. Trẻ ở tuổi này bắt đầu có biểu hiệu bắt chước thói quen chi tiêu của cha mẹ (điều này có thể xấu và cũng có thể tốt ) nhưng cần những tình huống cụ thể để giúp trẻ học hỏi về tiền bạc. Có tin vui là trẻ cũng có khả năng tiết kiệm tiền cho mục tiêu cụ thể nếu thời gian tiết kiệm không phải là quá lâu.

Từ 8 đến 13 tuổi

Đây là khoảng thời gian quan trọng có áp lực từ bạn bè. Trẻ bắt đầu cho thấy nhiều hứng thú hơn với tiền bạc vì các em cố gắng để được các bạn công nhận những thứ mình có thể mua. Và ở độ tuổi này, trẻ ngày càng có khả năng cho những kế hoạch tiết kiệm lâu hơn. Trẻ ở tuổi này cũng hiểu được trả tiền cho một công việc và bắt đầu tìm cách kiếm tiền. Các em quan tâm đến công bằng và có thể áp dụng kỹ năng toán học vào vấn đề tiền bạc.

Những năm tháng tuổi thanh thiếu niên

Những năm đầu, thanh thiếu niên muốn độc lập về tài chính để tự mình ra quyết định và có thể sẽ thể hiện sự không hài lòng với số tiền mà bản thân đang có. Tuy nhiên cha mẹ không cần lo lắng quá bởi điều này cũng sẽ sớm trôi qua. Ở tuổi này, không phải là không phổ biến khi con trẻ vay tiền của bạn bè và cũng muốn bắt đầu các kế hoạch tài chính to lớn.

Theo Mfoundation

Lượt đọc: 3,055