Nội dung Toán mẫu giáo – Phần 1
1. Làm quen với số đếm trong Toán mẫu giáo
Một trong những điều quan trọng và cần thiết trong việc dạy toán mẫu giáo là để trẻ làm quen với những con số và học đếm. Đó là cơ sở cho sự hiểu biết về số lượng và nhận biết các mặt số. Có rất nhiều tình huống thực tế để trẻ nghe và đếm (trẻ có thể đếm bằng miệng hoặc nhận diện các mặt số được viết ra giấy). Trẻ lặp lại các kinh nghiệm đếm trên những nhóm đồ vật hiện hữu xung quanh với một khối lượng nhất định. Khi đếm các nhóm đối tượng, trẻ bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc đếm nhóm và chi tiết số lượng các đồ vật trong nhóm để theo dõi những gì đã được tính và đang được tính. Trẻ cần luyện đếm thường xuyên và phát triển hình ảnh trực quan, nắm vững các con số đến 10. Nội dung của Toán mẫu giáo không khó, nhưng bạn cần bỏ nhiều thời gian, công sức để nội dung được phong phú và hấp dẫn trẻ nhỏ
Trẻ mẫu giáo nhận biết và bắt đầu đếm chính xác cũng đồng nghĩa với việc hiểu biết của trẻ đang dần được tăng lên. Không chỉ đơn thuần là đếm, trẻ sẽ bắt đầu tò mò, tìm hiểu ý nghĩ, những mối liên quan giữa các con số như nhiều hơn, ít hơn, số đứng đằng trước, số đứng đằng sau, các khái niệm số lớn, số bé, bằng nhau.
Ví dụ: Chúng ta có thể viết tên của những người trong gia đình ra một tờ giấy, sau đó khoanh tròn các chữ cái giống nhau trong tên mỗi người, sau đó để bé đếm số lượng các chữ cái đó.
– Khi bé đếm xong, hãy dạy bé chia chữ cái ra thành nhóm, tổng kết xem mỗi nhóm là bao nhiêu.
– So sánh các nhóm xem nhóm nào nhiều nhất, nhóm nào ít nhất.
– Xem những nhóm nào dưới 10, nhóm nào trên 10
2. Một trong những nội dung của Toán mẫu giáo là con làm quen với phép cộng trừ đơn giản
Phép cộng, trừ là những phép tính cơ bản nhất khi học toán. Trẻ mẫu giáo cần phải học và làm quen với khái niệm này để có thể hình dung, giải quyết và thảo luận về sự khác nhau của các vấn đề. Có rất nhiều hoạt động đếm khi học ở mấu giáo là nền tảng vững chắc cho những hoạt động thực tế thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Ví dụ như việc tiêu tiền. Khi bạn đi mua một món đồ nào đó, bạn có thể tính toán số tiền mình có để mua được những món đồ vừa tốt, vừa rẻ, và quan trọng là nó phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
Một trong những cách mà trẻ có thể học phép cộng và trừ là thông qua các vấn đề trong những câu chuyện về sự kết hợp và chia tách. Kể cho bé nghe lại những câu chuyện, diễn lại chúng, giải quyết các vấn đề bằng cách cụ thể, mô hình hóa các hoạt động. Nên tổ chức một loạt các trò chơi liên quan đến cộng và trừ, lặp lại các thao tác cho trẻ dễ nhớ. Hãy nhớ trẻ mẫu giáo rất yêu thích vận động, hãy tìm những nội dung kết hợp giữa Toán và vận động để đưa vào nội dung Toán mẫu giáo bạn muốn dạy cho trẻ
3. Nội dung Toán mẫu giáo có bao gồm phân tích dữ liệu, điều này dễ hay khó
Sắp xếp và phân loại là trung tâm của việc tổ chức và diễn giải dữ liệu. Học sinh từ lớp mẫu giáo có nhiều cơ hội để xác định các thuộc tính của các nhóm đối tượng, phân biệt sự giống nhau, khác nhau. Trẻ áp dụng những kĩ năng này để tổ chức và sắp xếp dữ liệu. Trẻ cần học phân loại các thông tin để xác định phân loại dữ liệu cho chính xác. Điều quan trọng trọng việc thu thập và phân tích dữ liệu là phân chia nhóm theo đặc trưng, tính chất của từng đối tượng.
Khi trẻ mẫu giáo phân tích và phân loại đối tượng, trẻ sẽ phải đếm xem mình có bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu thứ. Từ đó trẻ học được cách bao quát, tổng hợp để ghi nhớ các con số một cách dễ dàng.
Theo Investigations
Học Toán và học cả kỹ năng qua các hoạt động, trò chơi, chương trình MathKids-Phát triển Trí Thông minh Toán học mang lại lợi ích kép cho con bạn. Bạn muốn tìm hiểu về chương trình này, có thể ĐĂNG KÝ cho con học thử theo form hoặc liên hệ : 04 39411316, hoặc: Hotline 1: 093 6848629;
Hotline 2: 0169 6303868; Hotline 3: 0982929815
Lượt đọc: 7,506