6 BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN GIÚP BỐ MẸ DẠY CON HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

Phần 2

4.  Khi con học tiếng Anh, khi bạn dạy con học tiếng Anh bạn phải luôn nói tiếng Anh

Bằng cách dùng các từ và cấu trúc tiếng Anh đơn giản đồng thời yêu cầu trẻ nhắc lại, bố mẹ giúp các con tư duy bằng tiếng Anh trong các hoạt động chơi mà học như là các trò chơi hoặc đọc thơ. Với các hoạt động này, các con luôn cảm thấy yên tâm và có thể đoán được điều gì đang xảy ra.

Trẻ muốn được nói tiếng Anh về:

  • Bản thân các con và những điều các con thích: ‘I like; I don’t like… (“Con thích; Con không thích…”)
  • Những điều các con vừa làm: ‘I went to; I saw…; I ate…’ (Con đi đến; Con thấy…; Con ăn…)
  • Những điều con và người khác cảm thấy: ‘I am sad; she’s happy …’ (Con buồn; cô ấy hạnh phúc)

Bố mẹ có thể cho con xem sách ảnh hoặc tự làm sách ảnh với các hình vẽ hoặc ảnh của mình

Khi trẻ cần luyện bài học tiếng Anh ở trường, hãy sử dụng những mẫu câu như “‘What’s your name?’ ‘How old are you?’ ‘What’s this?’ ‘That’s a pencil (Con tên là gì”, “Con mấy tuổi rồi?”, “Đây là cái gì?” “Đây là cái bút chì”). Bố mẹ có thể biến điều này thành những hoạt động vui nhộn bằng cách sử dụng một thứ đồ chơi của trẻ, nói với trẻ rằng đồ chơi biết nói tiếng Anh, hỏi đồ chơi những câu hỏi tương tự và đóng vai đồ chơi trả lời.

Trẻ có thể sử dụng từ tiếng Việt trong 1 câu tiếng Anh vì chưa biết từ tiếng Anh có nghĩa tương đương, ví dụ “He’s eating a quả mận”. Bố mẹ có thể giúp trẻ bằng cách nhắc lại câu đó đầy đủ bằng tiếng Anh để con học theo: ‘He’s eating a plum.’ ‘A plum’.

  1. Khi dạy  tiếng Anh cho trẻ, chỉ dịch nghĩa sang tiếng mẹ đẻ nếu thật cần thiết

Không nên đánh giá thấp khả năng nghe hiểu của trẻ; các con hiểu nhiều hơn những gì các con có thể nói ra bằng tiếng Anh. Trong ngôn ngữ mẹ đẻ, trẻ đã quen với việc chỉ hiểu một vài từ và đoán ý nghĩa còn lại qua ngôn ngữ cơ thể của người nói và những dấu hiệu xung quanh. Khi nghe thấy “tiếng bố mẹ”, các con có thể áp dụng những kĩ năng đã có để đoán ý nghĩa của các thông tin tiếng Anh.

Khi vừa có khái niệm mới và từ ngữ mới, cần dịch nhanh cho trẻ một lần, bằng cách thì thầm và nhắc lại từ tiếng Anh. Nếu bố mẹ dịch đi dịch lại nhiều lần, trẻ sẽ quen chờ đợi được dịch thay vì sử dụng phán đoán của mình.

 5.  Chuẩn bị các bài học tiếng Anh ngắn cho trẻ

Các bài học tiếng Anh có thể kéo dài từ vài phút đến khoảng 10 phút và có thể diễn ra một hoặc hai lần một ngày, tùy tình huống. Các con càng nói nhiều tiếng Anh thì sẽ càng tiếp thu nhanh.

Trong suốt các bài học tiếng Anh bố mẹ cần tập trung hoàn toàn vào con. Trẻ sẽ trở nên đặc biệt yêu thích các bài học tiếng Anh vì đây là khoảng thời gian bố mẹ dành toàn bộ chú ý cho con. Trẻ con suy nghĩ rất logic: các con cần có một lý do nào đó khác để nói tiếng Anh khi cả con và bố mẹ đều có thể dùng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Các con có thể thấy khó khăn khi chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh, vì vậy việc “chuyển cảnh” rất quan trọng, “3 phút nữa chúng ta sẽ bắt đầu nói tiếng Anh nhé” (‘In three minutes we are going to have our English time.’). Chuyển cảnh có thể bao gồm việc di chuyển đến một chỗ nào đó đặc biệt: Let’s sit on the sofa. Now, let’s talk in English.’ (“Ngồi lên ghế nào. Bây giờ mẹ con mình cùng nói tiếng Anh nhé”).  Khởi động với tiếng Anh bằng cách đếm hoặc đọc một vài câu thơ ngắn quen thuộc cũng có thể giúp con chuyển sang tiếng Anh trước khi giới thiệu những hoạt động mới.

Trẻ con có thể học ngôn ngữ khi trò chuyện trong các hoạt động thể chất mà các con tham gia. Nếu trẻ đã từng được giới thiệu về hoạt động này ở tiếng mẹ đẻ và hiểu bối cảnh, trẻ sẽ cảm thấy yên tâm hơn và có thể tập trung nghe hiểu và tiếp thu các mẫu câu tiếng Anh.

Nếu chỉ sử dụng tiếng Anh, các hoạt động chỉ nên diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vì khả năng chú ý của trẻ khi giao tiếp bằng tiếng Anh nhìn chung không cao bằng khi trẻ dùng tiếng mẹ đẻ. Trẻ có thể cảm thấy mệt khi phải hoàn toàn phải nghe bằng tiếng Anh.

Luôn động viên và khen ngợi những tiến bộ khi trẻ học tiếng Anh

Trẻ luôn mong đợi được bố mẹ khen ngợi. Các con cảm thấy vui và biết rằng mình đã tiến bộ khi nói tiếng Anh. Khi trẻ nhận được những lời động viên và khen ngợi tích cực từ cả bố và mẹ cũng như các thành viên khác trong gia đình, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và có động lực hơn. Trong những giai đoạn học tập đầu tiên, lời động viên đặc biệt quan trọng và những khen ngợi từ những thành tích nhỏ nhất đều có tính khích lệ cao: That’s good.’ ‘I like that.’ ‘Well done!’ (“Tốt lắm”, “Mẹ rất thích thế”. “Giỏi quá”).

Trẻ rất cần sự hỗ trợ của bố mẹ khi bắt đầu học tiếng Anh. Một khi các con có thể nói, đọc thơ hay nhớ được một vài câu chuyện bằng tiếng Anh, việc hỗ trợ này sẽ nhẹ nhàng hơn. Trong giai đoạn này, các mẫu câu, vần thơ hay câu chuyện tiếng Anh như những trò chơi trong đời sống gia đình. Đây chính là bước khởi đầu hướng trẻ tới thái độ tích cực lâu dài về việc học tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác. Nhìn chung, thái độ này cần được xây dựng từ trước khi trẻ lên 8 -9 tuổi.

Theo learnenglishkids.britishcouncil

FasTrack English, chương trình dạy tiếng Anh 100% bản quyền từ Hoa Kỳ dành cho trẻ từ 4-8 tuổi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bố mẹ trong quá trình trang bị kĩ năng tiếng Anh cho con. Để con có được môi trường học tập tiếng Anh thân thiện, với phương pháp hiện đại và phù hợp với tâm lý tiếp nhận của lứa tuổi, bố mẹ hãy ĐĂNG KÝ ngay lớp học FasTrack English cho con nhé. Liên hệ : 04 39411316 hoặc  hotline : 0169 630386.

Lượt đọc: 843