4 thói quen tốt để dạy Toán hiệu quả hơn (P.1)
Có thể bạn từng đặt câu hỏi nguyên tắc quan trọng nhất trong giảng dạy môn Toán là gì và bạn phải nói những gì? Tôi chưa thực sự đặt câu hỏi về những vấn đề đó nhưng đã bắt đầu suy nghĩ và đưa ra 4 thói quen tốt để dạy Toán hiệu quả hơn.
1. Để toán học có ý nghĩa là 1 trong 4 thói quen tốt để dạy Toán hiệu quả hơn
Hãy để chúng tôi cố gắng giảng dạy những kiến thức về khái niệm và phương pháp Toán học, lý giải tại sao phải làm như thế chứ không chỉ là làm như thế nào. Sự hiểu biết này – tôi chắc chắn rằng bạn có thể nhận ra nhưng không phải lúc nào cũng là “ngay lập tức”. Thậm chí phải mất đến vài năm bạn mới có thể nắm bắt một khái niệm nào đó. Ví dụ điểm giá trị là một cái gì đó trẻ hiểu được phần đầu tiên nhưng phải vài năm sau mới hiểu sâu sắc hơn về chúng.
Đó cũng là lý do vì sao nhiều chương trình Toán được thiết kế theo hình xoắn ốc, nghĩa là một khái niệm toán học có thể trở lại trong năm tới và những năm tiếp theo. Điều này sẽ rất hữu ích nếu khoảng cách thời gian không quá lâu (như 5-6 năm có lẽ là quá nhiều).
Tuy nhiên, đường xoắn ốc ấy cũng có những “cạm bẫy” riêng của mình: nếu một đứa trẻ không nắm bắt được khái niệm, đừng mù quáng “tin tưởng” xoắn ốc mà nghĩ rằng: “Tốt thôi, con sẽ hiểu được nó vào năm sau khi cuốn sách khác bàn về nó”. Thực tế là sự trở lại của kiến thức (cuốn sách của năm tiếp theo) không nhất thiết trình bày khái niệm ở cùng một cấp độ mà thường mang ý nghĩa nhắc lại, bổ sung để trẻ hiểu sâu sắc hơn một vấn đề. Nếu trẻ không hiểu được khái niệm ban đầu thì giáo viên sẽ phải nhắc lại các kiến thức cơ bản một lần nữa.
Việc “làm thế nào” (the how) thường được gọi là “cách thức hiểu biết”: trẻ biết làm thế nào để phân chia độ dài hoặc cộng trừ phân số. Ví dụ trẻ có thể học những chiếc máy hoạt động như thế nào mà không tìm hiểu vì sao nó có thể hoạt động được. Phương thức học này khiến kiến thức dễ dàng bị bỏ quên.
Mối quan hệ giữa “thế nào” và “tại sao” (“how” and “why”) hay giữa phương pháp và nội dung rất phức tạp. Một trong hai vấn đề không phải lúc nào cũng được hiểu trước yếu tố còn lại và chúng cũng có thể thay đổi giữa đứa này với đứa trẻ khác. Nội dung khái niệm và sự hiểu về phương pháp sẽ hỗ trợ, tác động lẫn nhau: kiến thức khái niệm (trả lời câu hỏi tại sao) là quan trọng để phát triển sự thành thục của phương pháp và phương pháp thành thạo sẽ giúp cho hiểu biết kiến thức và việc học tập tiến xa hơn nữa. Thử xen kẽ các lời chỉ dẫn: dạy học sinh cách cộng phân số và để học sinh thực hành, sau đó giải thích tại sao lại làm như vậy và trở lại một vài ví dụ khác.
Mẹo hay cho bạn:
Bạn thường kiếm tra sự hiểu biết của học sinh về một chủ đề bằng cách yêu cầu trẻ lấy ví dụ, tốt nhất là ví dụ về tranh hay hình ảnh khác. Những gì trẻ thể hiện sẽ giúp bạn thấy được học sinh đã hiểu bài đến mức độ nào.
Theo Homeschoolmath
Chủ đề này được đăng thành 3 bài, bạn hãy xem tiếp nội dung này trong 2 bài viết tiếp theo
Mỗi người sẽ thấy được ý nghĩa của Toán học khác nhau theo cách bạn cần tới Toán. Chương trình Phát triển Trí Thông minh Toán học sẽ làm cho Toán học có ý nghĩa hơn với mỗi đứa trẻ. Bạn quan tâm tới ý nghĩa Toán học dành cho con? Hãy ĐĂNG KÝ tham gia học khám phá miễn phí.
Liên hệ : 04 39411316, hoặc: Hotline 1: 093 6848629; Hotline 2: 0169 6303868; Hotline 3: 0982929815
Lượt đọc: 7,618