Phát triển trí thông minh xã hội cho trẻ nhỏ – Phần 1
Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng biết rằng không phải là điều đơn giản để dạy con trẻ những kỹ năng xã hội. Đó là bởi vì mặc dù các con mong muốn có hạnh phúc, thân thiện, tương tác với những người khác,nhưng niềm khát khao đó lại đi kèm với nỗi sợ hãi. Các bé luôn thắc mắc: Các bạn có giành đồ chơi của mình hay không ? Bé có thể có được chiếc xe tải trước các bé khác?
Vì vậy, bước đầu tiên trong việc giúp trẻ nhỏ phát triển trí thông minh xã hội là giúp các bé học cách quản lý cảm xúc của mình, đó là nền tảng của mối quan hệ giữa các cá nhân. Việc thứ hai là giúp các bé phát triển sự đồng cảm với những người khác. Thứ ba là giúp bé học cách thương lượng, bao gồm cả việc thể hiện mong muốn của mình mà không cần tác động.
Xây dựng kỹ năng này là điều rất quan trọng đối với hạnh phúc của bé trong cuộc sống, hơn là những thành công trong học tập, thành công về tài chính, hoặc bất kỳ các biện pháp thông thường khác. Trong thực tế, trí tuệ cảm xúc – định nghĩa là khả năng quản lý cảm xúc của mình và mối quan hệ tốt với những người khác – sẽ là một yếu tố rất quan trọng trong suốt cuộc đời của con trẻ, trong thành công về học tập và sự nghiệp, có lẽ quan trọng hơn IQ.
Xây dựng kỹ năng là điều rất quan trọng đối với hạnh phúc của bé trong cuộc sống.
Vậy làm thế nào để bạn có thể giúp bé bắt đầu học các kỹ năng xã hội?
1. Sự cảm thông
Để các bé nhận được nhiều sự đồng cảm với cảm xúc của mình từ những người lớn là cách đơn giản nhất để giúp bé phát triển sự đồng cảm với những người khác, và nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự đồng cảm với những người khác là nền tảng của sự thành công trong mối quan hệ giữa các cá nhân.
2. Không nên ép buộc trẻ phải chia sẻ
Trẻ cần cảm thấy an toàn trong quyền sở hữu của mình trước khi trẻ có thể chia sẻ. Nếu có đông bạn cùng chơi chung một món đồ chơi, hãy giới thiệu các khái niệm về cách thay phiên nhau. Cần làm cho trẻ hiểu rằng trẻ vẫn được chơi khi đến lượt và cần chia sẻ để các bạn khác vui cùng.
3. Hãy để trẻ quyết định thời gian chơi của chính mình
Nếu con nghĩ rằng người lớn sẽ lấy đi món đồ chơi của trẻ khi người lớn đột nhiên cảm thấy rằng trẻ đã dùng “đủ lâu”, bạn đang hình thành cho con nhận thức được sự cưỡng đoạt, và con thường trở nên giữ chặt hơn. Nếu con được thoải mái sử dụng đồ chơi bất cứ khi nào con muốn, con sẽ có thể thưởng thức nó trọn vẹn và sau đó chia sẻ với các bạn khác vô cùng thoải mái.
Hãy để trẻ quyết định thời gian chơi của chính mình.
Không chỉ phát triển trí thông minh xã hội, trẻ nhỏ cần phải phát triển thêm các loại trí thông minh cũng như rèn luyện các kỹ năng khác. Vậy môi trường nào sẽ giúp các con phát triển tốt nhất? FasTracKids là một lựa chọn hoàn hảo không thể bỏ qua. FasTracKids – Chương trình Làm giàu kiến thức, Phát triển tư duy và Rèn luyện kỹ năng bản quyền Hoa Kỳ giúp trẻ luôn thành công trong trường học và cuộc sống.
Lượt đọc: 2,771