CÓ THỂ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC?
Rất nhiều người đặt câu hỏi: chúng ta có thể dạy học theo dự án cho học sinh tiểu học không? Liệu phương pháp này có quá khó đối với học sinh hay không? Câu trả lời có trong phân tích dưới đây:
Trẻ tiểu học cần có các hoạt động thực hành, và càng nhiều thực hành càng tốt.
Học sinh tiểu học cần vận động, hoạt động và khám phá môi trường xung quanh. Dạy học theo dự án ở tiểu học sẽ cho phép trẻ tìm hiểu thêm về những điều mà trẻ quan tâm bằng cách đọc, tìm hiểu, thảo luận và khám phá các chủ đề kỹ hơn. Điều này nên bao gồm những thứ hữu hình mà trẻ có thể trải nghiệm bằng năm giác quan của mình.
Sản phẩm cuối cùng của trẻ cũng nên là sản phẩm có được từ thực hành. Chúng ta hãy cho trẻ thể hiện việc học của mình chính bằng những gì trẻ quan tâm. Ví dụ trong bài học kinh tế học, chúng tôi cho học sinh là những người sản xuất và bán những sản phẩm của mình, và lập tức chúng tôi thấy ngay được những sản phẩm mà chính học sinh đó đang quan tâm hoặc thích thú. Những sản phẩm đó là robot đồ chơi, tranh vẽ, tranh xé dán, sách truyện, bánh hoặc túi đựng ipad….
Dạy học theo dự án cho học sinh tiểu học liệu có cần sự hướng dẫn của giáo viên
Nhiều giáo viên nghĩ rằng học tập dựa trên dự án là một cấu trúc bài học được đóng gói sẵn và phải hướng đến 100% học sinh, không có sự hướng dẫn của giáo viên. Điều này là hoàn toàn sai. Chúng ta cần đặt ra chủ đề, các câu hỏi chủ đạo và luôn cần đồng hành với học sinh, không phải để áp đặt câu trả lời mà là để đưa ra những câu hỏi phản biện, những gợi ý để học sinh suy nghĩ sâu thêm về vấn đề. Đặc biệt là ở lứa tuổi đầu và giữa tiểu học, học sinh đang trong quá trình học cách học tập.
Trong độ tuổi này các bạn sẽ thấy làm việc nhóm không phải là đơn giản, trẻ chưa biết cách lắng nghe bạn mình, cãi nhau hoặc vùng vằng là điều có thể xảy ra. Nhưng kết quả của một quá trình dạy học theo dự án luôn đáng mừng: các con biết cách làm việc cùng nhau.
Dạy học theo dự án liệu có gặp thất bại?
Cũng cần nói đến một thực tế: đôi khi kết quả là sự thất bại, điều này hoàn toàn bình thường, các con học được việc đứng lên từ thất bại, mặc dù bạn có thể nhìn thấy sự buồn bực, cằn nhằn, mắng mỏ trong nhóm.
Tuy nhiên cần phân tích rõ, bạn thấy được gì và thất bại gì?
Theo tôi phần thất bại hay rơi vào việc học sinh của chúng ta rất hăng hái thử những ý tưởng mới chưa được thử nghiệm. Hoặc đôi khi ta chưa lường hết được những cuộc thảo luận sẽ dẫn tới đâu, sẽ xa rời trọng tâm đến mức nào, và dự án có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát và không hoàn thành đúng hạn hoặc không đạt được kết quả mong muốn.
Tuy nhiên chúng ta không thất bại hoàn toàn, bởi vì trẻ vẫn học được cách thức học tập mới, rèn luyện tính kiên trì, sự ham học hỏi, và học được bài học kinh nghiệm chính từ thất bại này. Các kỹ năng mà học sinh của bạn sẽ học được sau khi thất bại có giá trị hơn nhiều so với việc trở thành những học sinh học vẹt, trả bài kiểm tra theo cách học thuộc lòng đạt tiêu chuẩn tốt theo cách này. Học sinh sẽ nắm bắt được nhiều thông tin hơn thông qua học theo dự án bởi vì chúng vừa học vừa làm. Bất kỳ kỹ năng nào bạn nghĩ trẻ cần trong bài kiểm tra đều có thể được tích hợp trong dự án, bởi vậy bạn không nên lo lắng, hãy tích hợp những điều bạn muốn kiểm tra trong các dự án.
Dạy học theo dự án cũng mang lại cho chính các giáo viên những trải nghiệm mới, những kinh nghiệm hữu ích mới. Suy cho cùng thì những điều đạt được vẫn lớn hơn thất bại.
Các giáo viên sẽ muốn được sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh, giáo viên hãy cho cha mẹ biết bạn đang làm gì và cách họ có thể giúp đỡ khi con ở nhà. Lập danh sách những việc họ có thể cùng con làm: thu thập thông tin hoặc làm ở nhà để hỗ trợ dự án. Nhiều phụ huynh sẽ ủng hộ bạn vì chính lợi ích của con họ.
Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh có các khóa học hướng dẫn các con học theo dự án, cách thức học tập mới có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc học tập ở trường và cho suốt cuộc đời học tâp lâu dài.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0982929815 hoặc ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.
Lượt đọc: 1,721