PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 3 – 4 TUỔI (PHẦN 1)
Chúng ta cần biết những mốc chính trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ 3-4 tuổi:
- Trẻ 3-4 tuổi có thể kể những câu chuyện đơn giản, dùng từ chỉ cảm xúc và sử dụng từ ngữ như một phần của trò chơi với người khác.
- Các câu nói của trẻ thường dài hơn so với những năm trước và phức tạp hơn, nhưng trẻ vẫn có thể mắc lỗi ngữ pháp.
- Trẻ mẫu giáo có thể hiểu các hướng dẫn và giải thích hơi phức tạp từ cha mẹ và các thầy cô giáo
- Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi, hãy liên lạc ngay với các chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn
Sự phát triển từ vựng và ngôn ngữ ở trẻ 3-4 tuổi
Đầu tiên các con học được rất nhiều từ mới bằng cách lắng nghe bạn và những người lớn khác nói và đoán từ ngữ cảnh xảy ra sự việc. Trẻ cũng học hỏi từ những kinh nghiệm mới mà trẻ tham gia và từ việc nghe những câu chuyện được người lớn đọc cho nghe. Ở độ tuổi này trẻ vẫn hiểu nhiều từ hơn những gì trẻ có thể nói. Vì vậy bố mẹ đừng nghĩ rằng đằng nào con cũng không hiểu, không cần cung cấp thêm từ mới cho con.
Trong những câu chuyện, thảo luận, và tương tác với người lớn hoặc ngồi nghe người khác nói trẻ sẽ:
- Học nhiều từ nối hơn như ‘bởi vì’, ‘và’ hoặc ‘nếu’
- Rất nhiều con số xuất hiện
- Tên cho các nhóm đồ vật như “rau” hoặc “động vật”, “thực vật’, ..
- Các từ chỉ quan hệ trong gia đình như “anh, chị, em, cô, chú, ông, bà, anh chị họ”…
Con cũng có thể gọi tên những cảm xúc cơ bản như “vui”, “buồn” và “tức giận”.
Câu và ngữ pháp trong phát triển ngôn ngữ
Trẻ đang học thêm về cách ghép các từ lại với nhau thành câu.
Điều này có nghĩa là trẻ có thể bắt đầu sử dụng các câu phức tạp hơn bao gồm các từ như “bởi vì”, “vì vậy”, “nếu” và “khi nào” – ví dụ: “Con không thích ăn ngô vì nó rất cứng”
“Con thích bạn ấy vì bạn ấy cho con bánh”…
Ngoài ra, trẻ sẽ thể hiện rằng mình hiểu các quy tắc cơ bản của ngôn ngữ. Ví dụ: con bạn sẽ bắt đầu sử dụng những vật sở hữu như “đồ chơi này là của con”. Bạn cũng sẽ nghe thấy thì quá khứ và hiện tại, như “mẹ đã bảo là cho con đi chơi mà” hoặc, “bây giờ mình chơi đồ chơi”.
Ở độ tuổi này, trẻ có thể sử dụng đúng từ “con”, “bố”, “mẹ”. Nhưng trẻ có thể nhầm lẫn giữa việc sử dụng các từ phủ định. Ví dụ: nếu bạn nói, “Con không muốn đi công viên phải không?”, Con có thể trả lời, “Không, con muốn đi”.
Trò chuyện với trẻ thật nhiều để phát triển ngôn ngữ ở trẻ 3-4 tuổi.
Ở độ tuổi này, trẻ có thể kể những câu chuyện theo một chủ đề với mở đầu và kết thúc. Nhưng do độ tuổi, đôi khi bạn cần nhắc trẻ không chuyển sang một câu chuyện khác hoặc trẻ quên mất mình đang nói gì khi nhìn thấy một thứ gì đó và lập tức quên ngay câu chuyện của mình. Bố mẹ cần theo dõi câu chuyện của con và nói tiếp “thế rồi điều gì xảy ra” để kéo trẻ quay trở về với câu chuyện của mình.
Con bạn có thể suy luận, dự đoán mọi thứ và bắt đầu bày tỏ sự đồng cảm. Trẻ cũng sẽ sử dụng nhiều câu hỏi “cái gì”, “tại sao”, “ở đâu”, “ai” và “như thế nào” để tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh mình.
Khi con bạn gần lên bốn tuổi, trẻ sẽ bắt đầu nói với bạn về những gì chúng đang nghĩ. Trẻ có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi như ‘Mẹ đoán xem?’ Trẻ sẽ nói về đủ loại chủ đề khác nhau và câu hỏi của con có thể trừu tượng và phức tạp hơn. Ví dụ, “nếu trời vẫn mưa thì mình mặc áo mưa đi ra siêu thị?”
Trẻ 4 tuổi cần diễn đạt ngôn ngữ sao cho người khác hiểu mình. Trẻ vẫn có thể gặp khó khăn khi phát âm một số từ, ví dụ có trẻ không phát âm được chữ “p”, một số trẻ khó khăn khi phát âm chữ “kh” hoặc cái dấu “~”
Còn tiếp
Phát triển khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi là thế mạnh của Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh, chúng tôi tổ chức các khóa học đầy ắp trải nghiệm cho trẻ, khuyến khích trẻ tham gia phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
Hãy ĐĂNG KÝ NGAY hoặc liên lạc với chúng tôi để tìm hiểu về những điều tuyệt vời chúng tôi đã và đang dành cho trẻ từ 3-10 tuổi.
Hotline: 0982929815
Lượt đọc: 6,227