XÂY DỰNG LÒNG TỰ TRỌNG CHO TRẺ NHỎ
Chúng ta đều biết rằng lòng tự trọng lành mạnh có thể ảnh hưởng đến động lực, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống tổng thể của mỗi người, lòng tự trọng không tự nhiên mà có, nó là quá trình hình thành và nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ, vì vậy xây dựng lòng tự trọng cho trẻ là việc chúng ta cần làm ngay. Lòng tự trọng quá cao hoặc quá thấp đều có thể là vấn đề. Khi ta hiểu rõ hơn ta có thể giúp con xây dựng lòng tự trọng đúng cách.
VẬY LÒNG TỰ TRỌNG LÀ GÌ?
Trong tâm lý học, thuật ngữ lòng tự trọng được sử dụng để mô tả cảm giác chủ quan tổng thể của một người về giá trị bản thân. Nói cách khác, lòng tự trọng có thể được định nghĩa là mức độ bạn đánh giá và quý trọng bản thân mình trong mọi việc. Lòng tự trọng của bạn được xác định bởi nhiều yếu tố bao gồm:
- Sự tự tin
- Cảm giác an toàn
- Hiểu mình là ai
- Cảm giác mình được công nhận
- Cảm nhận được năng lực của bản thân
Các thuật ngữ khác thường được sử dụng thay thế cho lòng tự trọng bao gồm giá trị bản thân, sự tự tôn và lòng tự trọng.
Lòng tự trọng có xu hướng thấp nhất ở thi thơ ấu và tăng dần lên ở tuổi thiếu niên, cũng như khi trưởng thành, cuối cùng đạt đến mức khá ổn định và lâu dài. Theo thời gian lòng tự trọng đạt được sự ổn định tương tự như các đặc điểm tính cách khác.
VÌ SAO XÂY DỰNG LÒNG TỰ TRỌNG CHO TRẺ LẠI QUAN TRỌNG?
Lòng tự trọng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định, các mối quan hệ của bạn, sức khỏe cảm xúc và sức khỏe tổng thể của bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến động lực, vì những người có quan điểm lành mạnh, tích cực về bản thân hiểu được tiềm năng của họ và có động lực để đón nhận những thử thách mới. Những người có lòng tự trọng lành mạnh thể hiện:
- Có hiểu biết chắc chắn về các kỹ năng của mình
- Có thể duy trì mối quan hệ lành mạnh với những người khác vì họ biết tôn trọng chính mình
- Có những kỳ vọng thực tế và phù hợp về bản thân
- Hiểu nhu cầu của mình và có thể thể hiện chúng
Những người tự ti có xu hướng cảm thấy không chắc chắn về khả năng của mình và thường tự nghi ngờ bản thân trong quá trình ra quyết định. Họ thường không có động lực để thử những điều mới lạ bởi vì họ không tin rằng mình có thể đạt được mục tiêu.
Những người tự ti hay gặp vấn đề với các mối quan hệ và không biết cách bày tỏ nhu cầu. Họ cũng thường trải qua cảm giác thiếu tự tin và cảm thấy bản thân không xứng đang được yêu thương.
Những người có lòng tự trọng quá cao có xu hướng quá tự tin vào những kỹ năng của bản thân, rằng họ luôn thành công, luôn là người đúng ngay cả khi khả năng của họ không tương xứng với niềm tin đó. Những mối quan hệ xung quanh họ cũng gặp phải nhiều cản trở, vì cho rằng bản thân quá hoàn hảo nên những người quá tự cao thường không có khái niệm trau dồi bản thân.
Những điều này cũng xảy ra với trẻ nhỏ, những trẻ thiếu lòng tự trọng thường gặp nhiều khó khăn trong trường học, ngoài xã hội và ngay cả trong gia đình. Những mặc cảm không đáng có lại ngấm ngầm tiêu diệt lòng tự trọng trong con trẻ. Vì vậy việc xây dựng lòng tự trọng cho trẻ là cực kỳ cần thiết.
CÁC HỌC THUYẾT VỀ LÒNG TỰ TRỌNG
Nhiều nhà nghiên cứu đã viết về những động lực liên quan đến sự phát triển của lòng tự trọng. Khái niệm về lòng tự trọng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống phân cấp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow, mô tả lòng tự trọng là một trong những động lực cơ bản của con người.
Maslow cho rằng các cá nhân cần cả sự khen ngợi từ người khác và sự tự tôn bên trong để xây dựng lòng tự trọng. Cả hai nhu cầu này phải được đáp ứng để một cá nhân phát triển và đạt đến khả năng tự hiện thực hóa.
Chúng ta cần lưu ý là lòng tự trọng là một khái niệm khác biệt với động lực bản thân, nó liên quan đến mức độ bạn xử lý các hành động, hiệu suất công việc hoặc khả năng làm việc trong tương lai như thế nào.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TỰ TRỌNG
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng:
- Tuổi tác
- Các vấn đề về khuyết tật
- Di truyền
- Bệnh tật
- Khả năng thể chất
- Tình trạng kinh tế xã hội
- Lối tư duy
Sự tự ti có khả năng dẫn đến một loạt các rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc theo đuổi mục tiêu và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Sự tự ti có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn và làm tăng nguy cơ bạn có ý định tự tử.
KHI LÒNG TỰ TRỌNG VƯỢT QUÁ KHUÔN KHỔ
Lòng tự trọng quá cao thường bị gọi nhầm là lòng tự ái. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt giúp phân biệt các thuật ngữ này. Những người có đặc điểm dễ tự ái có thể có lòng tự trọng cao, nhưng thật ra lòng tự trọng của họ có thể cao hoặc thấp và thường không ổn định, thay đổi liên tục tùy thuộc vào tình huống nhất định. Họ thể hiện:
- Có thể bận tâm đến việc trở nên hoàn hảo
- Họ phải luôn là người đúng.
- Thường tin rằng họ không thể thất bại
- Tin rằng họ có kỹ năng cao hơn hoặc giỏi hơn những người khác
- Thường thể hiện những ý tưởng hoành tráng
- Tự đánh giá quá cao kỹ năng và khả năng của họ
Khi lòng tự trọng quá cao, nó có thể dẫn đến các vấn đề trong mối quan hệ, gặp khó khăn trong các tình huống xã hội và không thể chấp nhận những lời chỉ trích.
CÁCH XÂY DỰNG LÒNG TỰ TRỌNG CHO TRẺ
May mắn thay, có những cách mà ta có thể thực hiện để giải quyết các vấn đề về lòng tự trọng. Một số hành động bạn có thể thực hiện để giúp cải thiện lòng tự trọng của mình:
- Nhận thức rõ hơn về những suy nghĩ tiêu cực. Học cách xác định những suy nghĩ méo mó đang ảnh hưởng đến giá trị bản thân của bạn.
- Thách thức các kiểu suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn thấy mình đang suy nghĩ tiêu cực, hãy thử phản bác lại những suy nghĩ đó bằng những suy nghĩ thực tế và hoặc tích cực hơn.
- Sử dụng cách tự nói chuyện tích cực. Thực hành kể lại những lời khẳng định tích cực cho bản thân.
- Tạo dựng lòng trắc ẩn. Tập tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ và tiến về phía trước bằng cách chấp nhận mọi đặc điểm của bản thân.
Thiếu tự trọng có thể góp phần gây ra hay chính là một triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm chứng lo âu và trầm cảm. Cân nhắc trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu về việc điều trị, có thể bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc kết hợp cả hai.
Chúng ta đã nhìn thấy lợi thế của việc có lòng tự trọng phù hợp và lành mạnh. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng lòng tự trọng cho trẻ từ khi nào. Câu trả lời của chúng tôi là: ngay hôm nay, khi bạn nhận thức được tầm quan trọng của nó.
Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh có nhiều khóa học giúp trẻ phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng học tập, kỹ năng sống, xây dựng lòng tự trọng cho trẻ là một trong những trọng tâm mà chúng tôi hướng tới. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được chia sẻ thêm thông tin, hotline: 0982929815 hoặc qua email: kids@indochinapro.com
Lượt đọc: 1,022