DẠY CON TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TỪ NHỎ

 

Trẻ em cũng cần có cơ hội để tham gia vào cộng đồng chung. Đó chính là lúc cha mẹ dạy con tinh thần trách nhiệm. Trẻ cần học về thế nào là trách nhiệm để có thể xây dựng được lòng tự trọng và hiểu được về ý nghĩa cuộc sống. Trách nhiệm đối với trẻ rất quan trọng.

Trẻ cần cảm thấy mình quan trọng đối với thế giới — cuộc sống của trẻ có đóng góp tích cực.

Tất cả trẻ em đều có thể có “trách nhiệm” theo một cách nào đó. Hãy tìm ra điều đó ở con bạn và nói cho con biết, ví dụ như “con là một người chị tốt” hoặc “con hát rất hay”. Bất cứ điều gì mà bạn nghĩ con có thể làm tốt hơn. Khi con lớn hơn, trách nhiệm của con sẽ ngày càng lớn, dù ở nhà hay ngoài xã hội.

Trẻ em cần phát triển hai loại trách nhiệm: trách nhiệm với bản thân và có trách nhiệm với gia đình.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ được làm quen với việc nhà từ nhỏ cũng sẽ có xu hướng biết sẻ chia và giúp đỡ người khác hơn những đứa trẻ chỉ đơn thuần biết tự chăm sóc bản thân.

Nhưng bạn không thể mong đợi con mình phát triển sự quan tâm và sẻ chia trong một sớm một chiều. Chúng ta chỉ có thể dạy con tinh thần trách nhiệm mỗi ngày bằng những cách phù hợp với độ tuổi của con.

Bạn có thể đề nghị trẻ mới biết đi đặt khăn ăn trên bàn, khuyến khích trẻ ba tuổi xếp chỗ. Trẻ bốn tuổi có thể sắp xếp tất và trẻ năm tuổi có thể giúp bạn chải lông cho chó. Trẻ sáu tuổi sẵn sàng dọn bàn, trẻ bảy tuổi tưới cây, trẻ tám tuổi gấp giặt quần áo. 

 

phát triển kỹ năng giao tiếp

 

Vậy xây dựng tinh thần trách nhiệm phù hợp với độ tuổi của con ra sao? Những điều dưới đây sẽ cho bạn một vài gợi ý, nhưng tất nhiên bạn sẽ cần điều chỉnh sao cho phù hợp với con bạn và gia đình bạn.

Hãy dạy con tinh thần trách nhiệm nhưng đồng thời cũng cho con không gian tự do. Cân bằng hai điều này và hỗ trợ con đến khi con có thể quen với từng mức độ trách nhiệm/

(Lưu ý: Từng mục sẽ dành cho từng độ tuổi. Trẻ phải đạt được độ tuổi tối thiểu ở từng mục mới có thể thực hiện những điều đã được gợi ý)

Dạy con tinh thần trách nhiệm cho độ tuổi tập đi

Trách nhiệm đối với trẻ

  • Để trẻ có trách nhiệm với cơ thể của chính mình, trong giới hạn an toàn và đúng mực.
  • Tự dọn dẹp đồ đã bày ra.
  • Tự lựa chọn quần áo đúng theo mùa thích hợp, an toàn và lịch sự.
  • Số lượng đồ ăn — bạn cho trẻ các sự lựa chọn, trẻ quyết định ăn bao nhiêu.
  • Tự xúc ăn, trừ khi trẻ yêu cầu sự giúp đỡ của bạn
  • Con muốn đọc truyện gì, dù là cha mẹ sẽ là người đọc cho trẻ nghe
  • Chơi đồ chơi gì
  • Đồ chơi nào có thể chia sẻ, đồ chơi nào cất đi khi bạn bè tới chơi.
  • Khi nào sử dụng bô — bạn có thể hỏi, “Con có cần sử dụng bô trước khi chúng ta ra khỏi nhà không?” nhưng trẻ cần phải tự kiểm tra cơ thể mình và nhận biết các tín hiệu của nó, trừ khi bạn muốn phụ trách việc đi vệ sinh của trẻ trong nhiều năm tới.

Dạy con tinh thần trách nhiệm cho độ tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi)

Tất cả những điều trên, cộng với:

  • Quần áo của chính con — con được chọn quần áo, theo cỡ vừa với cơ thể của con, con tự bảo quản quần áo và xếp quần áo gọn gàng theo từng loại.
  • Phòng riêng của con, giữ phòng gọn gàng và sạch sẽ. Con quyết định những gì để trong phòng, trong giới hạn hợp lý. (Cha mẹ sẽ cần giúp con sắp xếp đồ đạc và cùng con dọn dẹp.)
  • Ăn bao nhiêu
  • Ăn gì, trong phạm vi hướng dẫn dinh dưỡng thích hợp. Điều này chỉ hiệu quả nếu bạn có thể hạn chế lượng đồ đồ ăn vặt của con. (Điều đó có nghĩa là bạn phải quyết định sẽ làm gì nếu như con không thích đồ bạn đã nấu.)
  • Chơi với ai và khi nào
  • Được lựa chọn có tham dự các sự kiện mà con được mời hay không, ngoại trừ các sự kiện gia đình bắt buộc
  • Ai là người được phép vào phòng của con.

Dạy con tinh thần trách nhiệm cho độ tuổi đi học (từ 6 đến 9 tuổi)

Trách nhiệm đối với trẻ

Tất cả những điều trên, cộng với:

  • Kiểu tóc, theo tiêu chuẩn phù hợp
  • Công việc nhà đơn giản
  • Cách chi tiêu tiền tiêu vặt của con
  • Hoàn thành bài tập về nhà
  • Chuẩn bị sẵn ba lô đi học vào đêm hôm trước
  • Cách sử dụng thời gian của con, sau khi hoàn thành bài tập về nhà
  • Chơi nhạc cụ hay tham gia lớp học
  • Tham gia môn thể thao hoặc hoạt động thể chất nào. 
  • Tự chế biến thức ăn đơn giản cho bữa ăn nhẹ và bữa trưa
  • Giúp gia đình và các sự kiện khác

Dạy con tinh thần trách nhiệm dành cho tuổi dậy thì (từ 10 đến 12 tuổi)

dạy con tin thần trách nhiệm

Tất cả những điều trên, cộng với:

  • Đóng gói bữa trưa ở trường
  • Tự chăm sóc bản thân: móng tay, tóc, v.v.
  • Đi dạo với một người bạn trong khu phố miễn là cha mẹ luôn biết con đang ở đâu. (Đây là lý do đầu tiên mà một đứa trẻ cần có điện thoại di động.)
  • Ở nhà một mình, với những quy tắc nhất định về những người có thể ở cùng

Dạy con tinh thần trách nhiệm đối với trẻ vị thành niên (từ 13 đến 15 tuổi)

dạy con trách nhiệm

Tất cả những điều trên, cộng với:

  • Tự mình thức dậy vào buổi sáng, mặc dù cha mẹ có thể cần hỗ trợ
  • Tự giặt giũ, cha mẹ không phải là người giúp việc luôn túc trực mỗi khi con cần.
  • Những thay đổi tạm thời về ngoại hình – Khi con 18 tuổi con có thể có những hình xăm vĩnh viễn, nhưng hiện tại con có thể thử những hình xăm tạm thời. (Việc xỏ khuyên không nên được khuyến khích vì nguy cơ nhiễm trùng và sẹo vĩnh viễn.)
  • Tự đi xe buýt và tàu điện ngầm
  • Đi xem phim với bạn bè
  • Tự mình kiếm tiền từ việc trông trẻ hoặc các công việc khác
  • Lập ngân sách chi tiêu

Những điều này giúp cha mẹ cho con sự tự do trong giới hạn và chịu trách nhiệm về những lựa chọn của con. Thay vì việc cha mẹ tạo ra những nhiệm vụ bắt buộc con phải làm.

Điều gì cũng có lý do của nó.

Khi mà cha mẹ quá tập trung vào một danh sách những “nhiệm vụ” con bắt buộc phải hoàn thành thì rất dễ xảy ra những tranh cãi và sự chống đối từ phía các con. “Đến giờ thì con đã có thể tự dọn dẹp đồ chơi của mình rồi!”

Nếu thay vào đó, bạn tập trung vào việc giúp con tự chủ cuộc sống của mình và hỗ trợ con khi cần thiết để học từng kỹ năng mới thì con bạn sẽ muốn tự tạo trách nhiệm cho bản thân. Thay vì “bắt con phải chịu trách nhiệm”, con sẽ trở nên có động lực để tự chịu trách nhiệm. Đó là một sự thay đổi tinh tế, nhưng nó tạo ra tất cả sự khác biệt trên thế giới.

Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh luôn có các khóa học kỹ năng sống cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi, cha mẹ muốn tìm hiểu thêm về chương trình có thể liên lạc đến:

Hotline: 0982929815

Email: kids@indochinapro.com

Lượt đọc: 1,319