LÀM SAO DẠY CON TRAI TỰ TIN? PHẦN 2

Tiếp của phần 1 “Làm sao dạy con trai tự tin”:

         4. Con trai thường được dạy là không khóc

Thậm chí ngày nay, các chuẩn mực xã hội thường cho rằng con trai không được phép khóc, nhìn chung chúng ta thường dạy trẻ cho tới  khi lên 8 tuổi, một cậu bé phải học cách không khóc vì những điều nhỏ nhặt hàng ngày, kiểu như đòi quà, mè nheo ăn vạ cho những đòi hỏi của mình.

Khuyên trẻ không khóc không có nghĩa là không được khóc hay buồn trong mọi trường hợp, chúng ta dạy trẻ về sự đồng cảm, tình cảm tách biệt khỏi những u buồn hoặc tổn thương của bản thân. Trẻ cần học cách truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình mà không cảm thấy rằng điều đó bằng cách nào đó vi phạm nam tính.  

Con trai cũng có thể khóc. Chúng ta hãy để những cậu bé này hiểu rằng nước mắt không phải là điều gì đáng xấu hổ, bạn không bực bội hoặc chê trách khi cậu con trai của mình khóc, thể hiện cảm xúc không phải là sự yếu đuối. Bố mẹ đừng nhầm lẫn về điều này khi dạy con trai tự tin

Chúng ta cần cởi mở về những cảm xúc. Cha mẹ và các thầy cô giáo có thể xác nhận nỗi buồn hoặc sự tức giận của con trai bằng cách khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của mình. Giờ đi ngủ có thể là một cơ hội tuyệt vời. Những cuốn sách là công cụ tuyệt vời để cha mẹ nói với con trai rằng các nhân vật nam cũng có những cảm xúc vui buồn, chán nản hoặc phẫn nộ, và đây không phải là điều gì phải xấu hổ.

  • Trong gia đình thì người cha và những người đàn ông khác trong cuộc sống của các bé trai chính là những hình mẫu thể hiện cảm xúc và chỉ cho các bé trai cách họ xử lý những buồn bực, thất vọng theo cách của người đàn ông.

DẠY CON TRAI TỰ TIN

         5. Trêu chọc hoặc bắt nạt đóng vai trò gì trong việc dạy con trai tự tin.

Bản thân việc bắt nạt không tốt đối với cả kẻ bắt nạt và nạn nhân. Trong con trai có một mã giới tính cho biết chỉ có một vị trí cho một người ở cấp cao nhất, khi đó con trai sẽ tự xác định bản thân và làm cho mình tốt hơn bằng cách đẩy người khác xuống. Vì vậy, chúng ta thấy rất nhiều hành vi gây hấn qua  nhiều trò trêu chọc, đặc biệt là các bé trai không giỏi thể thao, các trò vận động hay các trò chơi thi đấu…

Làm thế nào để giúp đỡ những cậu con trai thấy thiếu tự tin với bạn bè

  • Chúng ta nên khuyến khích thêm tình bạn và các hoạt động với con gái. Chơi với các cô gái và tương tác với họ ở trường và trong các hoạt động chung có thể làm giảm khả năng cạnh tranh với các nam sinh khác và cho các nam sinh cơ hội phát triển những sở thích không phải là nam tính truyền thống mà ít sợ bị chế giễu.
  • Nhấn mạnh sự đồng cảm. Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ có thể khuyến khích con trai nhận thức được cách suy nghĩ và cảm nhận của người khác và tính đến những cảm xúc đó. Nhiều trường tiểu học có một số loại chương trình giảng dạy về tình cảm xã hội, dạy cách giải quyết xung đột. Phụ huynh nên tìm hiểu thêm về các chương trình đó hoặc các cách tốt để biết cách đồng hành cùng con.
  • Không cho phép những việc bắt nạt hoặc buông ra những lời lẽ xấu trong nhà bạn. Các bố mẹ hãy cho con trai biết rằng việc con và các bạn bè của con xúc phạm những đứa trẻ khác bằng cách gọi chúng là yếu đuối, xấu xa hoặc thua cuộc (hoặc tệ hơn) là không thể chấp nhận được và bố mẹ cũng cần hãy đảm bảo rằng người lớn trong gia đình cũng không có các hành động bắt nạt hoặc mạt sát người khác.
  • Dạy trẻ tự tìm cách giải quyết trong chừng mực có thể, trong khi người lớn có thể cần can thiệp khi xảy ra bắt nạt. Cha mẹ có thể nói chuyện trước với con trai của họ về hành vi bắt nạt và các chiến lược xử lý những bắt nạt thường xảy ra ở trường và ngoài xã hội đồng thời có thể cùng nhau  lập danh sách một vài người lớn hoặc bạn bè mà con có thể đến để đề nghị sự hỗ trợ khi cần thiết.

Dạy con trai tự tin không phải là việc có thể làm ngày một ngày hai, đây là một quá trình cần bắt đầu sớm ngay khi trẻ bắt đầu các mối quan hệ trong gia đình và việc này cần diễn ra liên tục.

Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh tạo ra môi trường cho các con tương tác và học những bài học đầu tiên về giao tiếp, ứng xử, khai phá năng lực của bản thân và nâng cao lòng tự tôn.

Hãy liên lạc với chúng tôi qua:

Hotlines: 0982929815

Email: kids@indochinapro.com

Lượt đọc: 989