KỸ NĂNG LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH CHO TRẺ PHẦN 1
Phát triển kỹ năng làm việc có kế hoạch cho trẻ là yếu tố then chốt để thành công ở trường học và trong cuộc sống. Mặc dù bản chất của một số người có kỹ năng này tốt hơn những người khác, nhưng bất kỳ ai cũng có thể áp dụng các quy trình và hệ thống để giúp một đứa trẻ có được kỹ năng cực kỳ quan trọng này. Chúng tôi xin giới thiệu một số chiến lược mà bạn có thể sử dụng để rèn luyện kỹ năng làm việc có kế hoạch cho trẻ.
- Chúng ta hãy áp dụng danh sách các đầu việc cần làm.
Bạn hãy hướng dẫn và luyện cho con có thói quen giữ một danh sách “việc cần làm”. Trẻ đưa vào danh sách các việc như bài tập, công việc gia đình, những lời hẹn sinh nhật với bạn bè, lịch tập thể thao, … và nhắc nhở về những tài liệu cần mang đến lớp. Con nên giữ một tập giấy hoặc sổ tay nhỏ để liệt kê các bài tập về nhà. Cảm giác sung sướng và tự hào sẽ xuất hiện khi các đầu mục cần làm cứ ít dần đi và được hoàn thành, đây là bước đầu tiên chúng ta xây dựng kỹ năng làm việc có kế hoạch cho trẻ.
Khi con lớn có thể dùng máy tính, bố mẹ thậm ch có thể sử dụng các ứng dụng như Google Keep, bằng ứng dụng này bạn được chia sẻ danh sách việc cần làm để biết con đã hoàn thành công việc tới đâu. Mặc dù bố mẹ không xem mọi bài tập, nhưng ít nhất bạn có thể sử dụng nó để biết bài tập nào con bạn đang bỏ qua và bài tập nào con hoàn thành lâu hơn một chút. Đôi khi con bạn có thể cần trợ giúp hoặc trẻ có thể cần sắp xếp các bài tập của mình logic hơn hay cần bạn khuyên nên sắp xếp thời gian học, đi chơi, liên hoan, thi đấu hoặc tham gia các hoạt động khác như thế nào.
- Sắp xếp các bài tập về nhà như thế nào?
Trước khi bắt đầu phần làm bài tập về nhà, bạn hãy khuyến khích con bạn đánh số các bài tập theo thứ tự mà trẻ phải làm. Trẻ nên bắt đầu với một bài không quá dài hoặc khó, nhưng tránh để các bài tập dài nhất hoặc khó nhất vào cuối cùng. Không nên để con làm bài tiểu luận vì lúc này trẻ đã khá mệt mỏi.
Nếu con có một bài tập lớn cần làm mà chưa đến hạn ngay, hãy chỉ cho trẻ cách sắp xếp nó thành những phần nhỏ hơn để trẻ có thể làm bài tập về nhà thông thường, và làm dần các phần của bài tiểu luận, như vậy trẻ sẽ không bị quá gấp gáp và căng thẳng vào giai đoạn chót.
- Bạn hãy dành cho con một không gian học tập và làm việc riêng.
Trẻ con nên học ở cùng một nơi mỗi tối. Nơi đó không nhất thiết phải là một phòng ngủ, nhưng đó phải là một nơi yên tĩnh và ít phiền nhiễu. Tất cả đồ dùng học tập và tài liệu nên ở gần đó. Khi con bạn còn nhỏ, trẻ sẽ muốn bạn ở gần đó, hãy tạm gác các việc khác, dành thời gian cho con, hãy nhớ trẻ cần có 1 giai đoạn làm quen với việc tập trung làm việc và cảm thấy mọi người cũng cần làm việc như mình. Bố mẹ có thể chọn sách, báo, tài liệu để đọc hoặc làm việc, cách này giúp con bạn hiểu là mọi người đều cần làm việc, và mình cũng cần như vậy. Gần gũi với con khi con còn nhỏ giúp bố mẹ có thể theo dõi sự tiến bộ của trẻ và khuyến khích thói quen học tập tốt hơn.
Lượt đọc: 1,254