15 CÁCH GIÚP TRẺ THÍCH TOÁN PHẦN 1
Làm sao để Toán học trở nên thú vị hơn có vẻ là một thách thức, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, chúng tôi xin giới thiệu 15 cách giúp trẻ thích toán.
- HÃY BIẾN BUỔI HỌC THÀNH BUỔI HỌC VỚI TƯƠNG TÁC
Khả năng tập trung của trẻ em rất ngắn, vì vậy nếu bạn giảng dải quá dài trẻ sẽ không hứng thú, vì vậy ta cần biến một bài học thông thường thành một bài học tương tác. Ví dụ thay vì ngồi đọc và viết các con số một cách nhàm chán, ta có thể tổ chức hoạt động nhảy từ số nọ tới số kia trên sàn nhà, nếu bạn muốn con học thuộc thứ tự số từ 1-10, bạn xếp số theo thứ tự, nếu bạn muốn con thuộc mặt số và luyện phản xạ, bạn có thể đặt các con số không theo trật tự nào cả. Khi bạn hô, trẻ sẽ lập tức hưởng ứng
- SỬ DỤNG SÁCH HÌNH ẢNH, GIÁO CỤ BẰNG HÌNH ẢNH, ĐỒ CHƠI… ĐỂ GIÚP TRẺ THÍCH TOÁN
Trẻ nhỏ học bằng hình ảnh, nên những gì bạn muốn dạy cho trẻ đều nên xuất hiện bằng hình ảnh, hoặc có sự trợ giúp của hình ảnh, thay vì chỉ nhớ số 2 viết như thế nào, hãy cho trẻ con biến số 2 thành 1 con rắn, hay một con ngỗng, điều thú vị là trẻ nghĩ ra được nhiều thứ hay hơn chúng ta.
- CHƠI TRÒ CHƠI
Trẻ nào cũng thích chơi, và chơi là cách học tập tốt nhất. Có rất nhiều loại trò chơi mà bạn có thể sử dụng khi dạy hoặc ôn tập các khái niệm toán học. Các trò chơi toán trên giấy: Sodoku, bingo, nối số, đếm hình… hay các trò chơi cần đến tay chân: vẽ hình trên đất, đếm đồ chơi, phân loại đồ chơi, tangram, trí uẩn, hay nhanh tay nhanh mắt chọn số, ghép người theo nhóm….khi còn nhỏ cách học này giúp trẻ trẻ học toán nhanh hơn, thích hơn học toán chỉ với bút và giấy .
- NÓI CHUYỆN VỀ TOÁN
Trẻ em thích nói chuyện, và thấy rất chú ý nếu bạn đưa tên con vào trong bài toán, nếu con bạn tên là Minh, hãy nói: ngày hôm nay bạn Minh được giao một nhiệm vụ rất quan trọng: đó là đếm và phân loại các quyển sách trên giá sách.
Bạn sẽ tiếp tục hỏi các câu hỏi sau khi con thực bài toán: tại sao bạn Minh lại chọn cách này, tại sao bạn lại nghĩ như vậy. mẹ thấy chưa hiểu lắm, bạn Minh nói rõ hơn được không?… hoặc cách này hay nhỉ, mẹ cũng nghĩ ra 1 cách, bạn Minh có thể nhận xét ý kiến của mẹ không?…
- XÂY DỰNG THÓI QUEN LẶP LẠI
Đôi khi một chút lặp lại không phải là một điều xấu. Trẻ em yêu thích các thói quen (ngay cả khi đôi khi chúng tỏ ra không thích). Các thói quen sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian vì trẻ biết được những kỳ vọng bạn luôn đã đặt ra cho chúng. Miễn là bạn duy trì các thói quen hấp dẫn, trẻ sẽ theo dõi và mong đợi nhiều hơn.
- SỬ DỤNG ĐỒ VẬT THẬT ĐỂ DẠY VÀ HỌC
Khi sử dụng các vật thật để dạy một khái niệm, chúng ta khiến trẻ say mê ngay và vô hình chung bạn đang giúp trẻ thích toán. Có rất nhiều cách sáng tạo khi dạy các chủ đề như hình học, đo lường, vẽ đồ thị, phép cộng…, ví dụ ta sử dụng khoai, hạt bí, đỗ hay các loại củ quả mà trẻ hay gặp trong gia đình để dạy phép cộng giải một bài toán đố.
- VẬN ĐỘNG
Chúng ta biết rằng trẻ em và người lớn có phong cách học tập khác nhau, trẻ không thể ngồi tĩnh mà cần đứng dậy và di chuyển hoặc cần một hoạt động nhóm để vui vẻ cùng hoàn thành một bài tập nào đó với bạn bè. Học qua vận động giúp cho các trẻ có trí thông minh vận động nổi trội thấy yêu thích môn toán và thích học hơn. Ví dụ: trẻ có thể học đếm bằng cách đếm các bước chân, học cộng trừ khi nhặt các đồ vật từ vạch xuất phát và đưa đến đích sao cho trong 1 khoảng thời gian nhất định trẻ mang được nhiều đồ vật nhất, và đếm, và so sánh giữa các cá nhân, nhóm…
Khi tạo một môi trường khuyến khích chúng ta có thể xóa tan nỗi sợ hãi ở một số trẻ khi học tập. Cổ vũ là một cách tuyệt vời để tạo động lực cho trẻ và khi những đứa trẻ cổ vũ nhau thì hiệu quả còn lớn hơn.
- VẼ CÁC MÔ HÌNH TOÁN
Vẽ mang tới rất nhiều niềm vui và đậm tính giáo dục. Chúng ta có thể sử dụng mô hình Cụ thể – Vẽ – Trừu tượng khi dạy toán. Chúng ta có thể bắt đầu bằng để trẻ thao tác với các vật thể cụ thể, sau đó chuyển sang vẽ mô hình thông qua các hình ảnh và cuối cùng sử dụng các con số và ký hiệu toán học (đối với chúng là trừu tượng). Cho học sinh nhiều cơ hội để vẽ những điều trẻ thấy, những điều trẻ nghĩ. Đây cũng là cách bạn có thể biết liệu học sinh có nắm bắt được khái niệm hay không.
- ÔN TẬP TOÁN VỚI CÁC THẺ HỌC
Ôn tập có thể rất nhàm chán, kiểm tra và đánh giá có thể rất đáng sợ đối với trẻ. Hãy biến hoạt động ôn tập thành thứ gì đó vui vẻ. Một trong những cách ôn tập và thực hành các kỹ năng toán học theo cách mà trẻ thích thú là sử dụng thẻ. Bạn có thể sử dụng chúng để luyện tập, tăng phản xạ, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và ôn tập khái niệm đã học.
- ĐƯA CÁC CHỦ ĐỀ KHOA HỌC, XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY VÀO TRONG TOÁN.
Học sinh rất chăm chú khi khám phá khoa học và tỏ ra rất hào hứng khi nói về các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta hãy sử dụng sự tò mò tự nhiên của trẻ về những chủ đề này để gắn vào các bài học toán. Ví dụ bạn có thể cho trẻ cân đong nguyên liệu để chuẩn bị làm bánh – 100g bột, 200ml nước, 1 teaspoon bột nở, 2 quả trứng, 10 thìa đường…. sẽ giúp trẻ thích toán hơn bao giờ hết.
XEM TIẾP Ở PHẦN 2
Đừng đợi tới khi con bạn sợ toán, hãy bắt đầu cho con làm quen, vui với toán, yêu toán trước khi con bước vào lớp 1.
Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh tạo môi trường cho trẻ làm quen và rèn luyện các kỹ năng học tập từ khi trẻ lên 3, các kỹ năng cần được rèn luyện trong nhiều năm để con tỏa sáng khi con vào tiểu học. Bố mẹ hãy ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để tìm hiểu thêm về chương trình học, hoặc gọi hotline 0982929815.
Lượt đọc: 1,512