HƯỚNG DẪN CÁCH XÂY DỰNG THỜI GIAN BIỂU CHO TRẺ
Năm học mới đã bắt đầu rồi, hẳn là các bạn nhỏ đều dần trở nên bận rộn với các hoạt động hàng ngày cả ở trên lớp lẫn khi ở nhà. Vào lúc này, một thời gian biểu chi tiết và phù hợp sẽ giúp trẻ hình thành thói quen sống và học tập có kế hoạch, biết đặt mục tiêu và thích ứng với những hoàn cảnh thời gian khác nhau. Bố mẹ hãy cùng Bé Thông Minh FasTracKids tham khảo cách xây dựng thời gian biểu cho trẻ qua các bước cơ bản dưới đây nhé!
Tại sao cần phải lập thời gian biểu?
Có rất nhiều lý do khiến việc lập thời gian biểu cá nhân là rất cần thiết cho trẻ, hay thậm chí là cho bố mẹ. Đặc biệt là một vài lí do dưới đây:
- Quản lý thời gian hiệu quả: Thời gian biểu giúp trẻ và bố mẹ có thể theo dõi các việc cần làm trong ngày một cách hiệu quả, dù là trong kỳ nghỉ thoải mái thời gian hay trong năm học bận rộn.
- Giúp con và bố mẹ tránh bị quên công việc: Nếu không có một kế hoạch cụ thể cho các đầu việc cần làm, con sẽ dễ rối và quên mất các đầu việc, đặc biệt là đối với các bạn nhỏ vẫn còn trong độ tuổi ham chơi.
- Giảm căng thẳng: Khi có kế hoạch cụ thể cho các công việc của mình, cả con và bố mẹ sẽ đỡ cảm giác căng thẳng, lo lắng khi chưa xong việc.
- Giúp trẻ học cách đặt mục tiêu: Thời gian biểu sẽ giúp con phân bổ thời gian hợp lí và tập trung vào những công việc quan trọng nhất để đạt được mục tiêu của mình.
Các bước lập thời gian biểu cơ bản
Bước 1: Liệt kê các đầu việc cần làm hàng ngày
Để lập được một thời gian biểu hợp lý, bố mẹ hãy giúp con xác định các hoạt động, công việc cần làm hàng ngày.
Bố mẹ có thể cùng con lên danh sách những công việc cần hoàn thành bao gồm việc học, việc giải trí, giúp đỡ bố mẹ và những hoạt động cá nhân. Từ đó có thể đưa ra khoảng thời gian phù hợp mà mình cần cho mỗi hoạt động.
Ví dụ: Trong một ngày con sẽ có các công việc như ôn tập lại bài học trên lớp, đi bơi, giúp mẹ quét nhà, vệ sinh cá nhân,…
Bước 2: Sắp xếp và phân bổ công việc, hoạt động
Sau khi đã liệt kê được các công việc cần làm hàng ngày, bố mẹ hãy hướng dẫn con cần sắp xếp và phân bổ chúng cho các khung giờ phù hợp.
Con có thể tự kẻ bảng thời gian biểu ra giấy hoặc dùng ứng dụng lập thời gian biểu, miễn sao phân bố công việc một cách hiệu quả. Hãy đảm bảo con sử dụng thời gian cho việc quan trọng và ưu tiên công việc theo mức độ cần thiết vào từng thời điểm.
Ví dụ: việc đi siêu thị không thể quan trọng bằng việc ôn lại bài cũ nên thời gian đi siêu thị không thể chiếm nhiều hơn việc ôn bài.
Bước 3: Rà soát thời gian biểu và thực hiện điều chỉnh
Sau khi đã lập thời gian biểu, bố mẹ và con hãy rà soát lại và xem xét liệu con có thể hoàn thành các công việc trong thời gian đã phân bổ hay không.
Nếu cần thiết, hãy điều chỉnh lại thời gian biểu để phù hợp với khả năng của con. Hãy đảm bảo rằng các hoạt động cá nhân và việc học của con không bị chồng chéo lên nhau.
Những điều cần lưu ý khi lập thời gian biểu
- Cả bố mẹ và con hãy luôn tuân thủ thời gian biểu một cách nghiêm túc. Nếu không tuân thủ kế hoạch, thời gian biểu sẽ trở nên vô nghĩa, từ đó rất có thể sẽ hình thành thói xấu là vô kỷ luật cho con.
- Thời gian biểu nên thay đổi tùy thuộc vào các khoảng thời gian. Ví dụ: thời gian biểu lúc nghỉ hè sẽ khác so với thời gian biểu trong năm học. Việc thay đổi một cách hợp lý giúp con sinh hoạt hiệu quả hơn.
- Hãy đảm bảo rằng thời gian biểu của con không quá cứng nhắc và cho phép con có thời gian để thư giãn cũng như thực hiện những hoạt động khác ngoài việc học.
Vậy là bố mẹ vừa cùng Bé Thông Minh tìm hiểu cách xây dựng thời gian biểu cho trẻ đơn giản mà hợp lý. Bố mẹ hãy cùng con bắt đầu lên kế hoạch ngay từ hôm nay để xây dựng cho con lối sống khoa học, có kế hoạch và làm chủ được thời gian của mình nhé!
Bố mẹ quan tâm đến sự phát triển kỹ năng và khơi dậy tiềm năng của trẻ từ 3-11 tuổi có thể đăng ký trải nghiệm cho con tại đây: https://bethongminh.vn/gioi-thieu-chuong-trinh-fastrackids-be-thong-minh/
—————————————
FASTRACKIDS – BÉ THÔNG MINH
Chương trình Phát triển Năng lực Tư duy và Kỹ năng dành cho trẻ từ 3-11 tuổi
Bản quyền Hoa Kỳ
Lượt đọc: 59