Trẻ em và các cách thức học tập

Tiến sỹ Mel Levine nghiên cứu về Trẻ em và các cách thức học tập của trẻ

Tiến sỹ Mel Levine là một nhà giáo dục về phát triển hành vi với nhiệm vụ giúp trẻ em tìm thấy thành công. Ông tập trung nghiên cứu về sự phá triển, các vấn đề về hành vi và học tập của trẻ. Ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề trẻ em và các cách thức học tập hiệu quả nhất. Trong 30 năm ông đã làm việc với trẻ em có vấn đề về chức năng, đặc biệt trong nhà trường. Theo Tiến sỹ Levine, mọi đứa trẻ có cách học riêng của chúng- cách mà có thể phục hồi và thay đổi. Ông đã xây dựng một mẫu hệ thống học tập thành công như là kết quả trực tiếp của những đứa trẻ có khó khăn trong học tập.

Theo Tiến sỹ Levine, công cụ chính cho học tập được gọi là chức năng thần kinh . Chức năng thần kinh là những công cụ khác nhau cho học tập và áp dụng những điều đã học được. Như một người thợ mộc sử dụng dụng cụ để làm 1 giá sách hoặc 1 nha sỹ sử dụng các dụng cụ  để hàn răng, trí óc của chúng ta sử dụng các nhóm thần kinh chức năng khác nhau để học các kỹ năng đặc biệt và sáng tạo ra các sản phẩm đặc biệt.

Một nhóm chức năng làm cho học sinh có thể giải được phép tính trừ, nhóm khác giúp trẻ trong việc đọc thuộc lòng một bài thơ hay và nhóm khác giúp trẻ có thể lái xe đạp. Các chức năng của não rất rộng lớn, số lượng các chức năng thần kinh không thể tính hết được.

Cơ thể con người được kết hợp bởi các hệ thống khác nhau, bao gồm cả hệ thống tim mạch, hệ thống thần kinh và hệ thống tuần hoàn. Tương tự, Levine tin tưởng rằng tổng thể việc học tập được hình thành từ 8 hệ thống học tập. Cũng như các hệ thống trong con người, các hệ thống học tập này phụ thuộc lẫn nhau. Chúng phát triển với tốc độ khác nhau và ở nhiều điểm sức mạnh của các chức năng trong mỗi hệ thống ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của mỗi người. Các hệ thống học tập này thay đổi theo thời gian. Chúng có thể phát triển một cách hiệu quả, có thể khựng lại hoặc có thể xấu đi. Đó là lý do chúng ta không thể bỏ qua nghiên cứu về trẻ em và các cách thức học tập

Hệ thống quản lý sự tập trung

Hệ thống quản lý sự tập trung nhắm đến sự phân phối năng lượng tinh thần trong não cho phép chúng ta hoàn tất được những điều chúng ta bắt đầu và sẵn sàng hoạt động trong ngày. Điều đó bao gồm các mặt  như khả năng tập trung, chú ý vào một việc hơn các việc khác và có thể điều chỉnh được những điều chúng ta nói hoặc làm.

Trí nhớ

Ta không thể học được điều gì nếu điều đó không có liên hệ gì đến một thành phần của trí nhớ. Trí nhớ là một hệ thống phức tạp làm cho chúng ta có thể hồi tưởng và ứng dụng một thực tế, xử lý hoặc nắm được khái niệm chúng ta đã học được trước đây. Mặc dù mọi người có thể hiểu, tổ chức và giải thích được phần lớn các thông tin, chính khả năng lưu giữ và sau đó nhớ lại thông tin là thứ sống còn trong thành công của người học. Bộ nhớ được dùng rộng trong mọi ngành nghề, nhưng có lẽ không nơi nào nhiều hơn trong trường học truyền thống

Ngôn ngữ

Hệ thống ngôn ngữ làm cho khả năng nói và hiểu được ngôn ngữ và là trung tâm trong khả năng học tập của con người. Những thành tố của việc học ngôn ngữ bao gồm cả việc bộ não dễ dàng dò tìm sự khác biệt trong phát âm, khả năng hiểu, nhớ và bắt đầu sử dụng từ vựng mới, khả năng diễn đạt ý nghĩ trong khi nói và trên giấy và tốc độ hiểu cần thiết để theo kịp sự giải thích và hướng dẫn bằng lời nói. Phát triển chức năng ngôn ngữ bao gồm cả sự tương tác phức tạp giữa các phần khách nhau của não. Nó bao gồm nhiều khả năng riêng biệt, phát âm từ, nhận biết các âm khác nhau, nhận thức được những ký hiệu được viết ra, hiểu được cú pháp và kể lại các câu chuyện.

Trật tự không gian

Hệ thống trật tự không gian cho phép xử lý và tạo ra thông tin sắp xếp trong một bố cục. Liên quan mật thiết với các chức năng thời gian và chuỗi.  Đó là khả năng phân biệt giữa một vòng tròn và 1 hình vuông hoặc dụng hình ảnh để nhớ các thông tin liên quan. Ở mức độ phức tạp hơn, trật tự không gian giúp các nhà soạn nhạc có thể nhìn bàn phím piano and kiến trúc  sư tưởng tượng được hình thù của một căn phòng.

Trật tự chuỗi

Hệ thống trật tự liên tiếp giúp ta xử lý được chuỗi các thông tin đến hoặc đi được mã hoá trong một trật tự chuỗi đặc biệt. Hệ thống này giúp ta đọc thuộc lòng bảng chữ cái hoặc biết khi nào cần nhấn nút trong một trò chơi như Jeopardy. Trật tự liên tiếp hình thành cơ sở cho việc quản lý thời gian, ước đoán thời gian, phân bổ thời gian và nhận thức được thời gian trôi qua.

Vận động

Hệ thống vận động chi phối mạng lưới chính xác và phức tạp các truyền dẫn giữa não và các bắp thịt khác nhau trong cơ thể. Khả năng của não kết hợp với chức năng vận động quyết định khó hay dễ khi viết chữ trên giấy, bắt bóng hay đánh máy

Suy nghĩ cao hơn

Hệ thống suy nghĩ cao hơn bao gồm khả năng hiểu và thực hiện các bước cần thiết để giải quyết vấn đề và hiểu lý do một cách logic, hình thành và sử dụng các khái niệm, biết như thế nào và khi nào áp dụng các luật lệ và nắm bắt được điểm mấu chốt của một ý kiến phức tạp. Suy nghĩ cao hơn bao gồm cả việc suy nghĩ một cách sáng tạo và có tính quyết định.

Suy nghĩ xã hội

Hệ thống này điều khiển làm thế nào chúng ta thành công trong quan hệ xã hội với bạn bè, cha mẹ và người lớn. Trẻ mạnh mẽ trong quan hệ xã hội có thể kết bạn dễ dàng, làm việc nhóm tốt và đối phó với các áp lực bạn bè.

FasTracKids và Mel Levine

FasTracKids được thiết kế để thúc đẩy và phát triển các hệ thống học tập theo nhận dạng của Tiến sỹ Levine. Các kỹ năng tích hợp trong bài học của FasTracKids ảnh hưởng đến mỗi trẻ trong việc thể hiện khả năng. Nhiệm vụ của các giáo viên FasTracKids là tăng cường tính tự tin, dạy chúng giao tiếp tốt và khuyến khích chúng hỏi các câu hỏi khi chúng không hiểu. Các giáo viên được đào tạo tốt nhất và để hiểu trẻ em và các cách thức học tập của chúng, tạo ra môi trường học tập thúc đẩy mọi năng lực của trẻ.

Trẻ em và các cách thức học tập

Trẻ em có cách thức học tập riêng, ưa vận động, thích sáng tạo.

Trong FasTracKids , mỗi đứa trẻ có thể thích thú việc học tập theo cách riêng của chúng và tìm được con đường đi tới thành công. Bạn hãy cho con cơ hội tìm được thành công cùng FasTracKids. ĐĂNG KÝ  học khám phá là điều bạn cần làm ngay hôm nay

Lượt đọc: 1,888