Xây dựng kiến thức tài chính cho trẻ – Phần 2

bullet3Kiến thức tài chính cho trẻ giúp con ra những quyết định hàng ngày

Mọi người kể cả bọn trẻ đều phải ra quyết định mỗi ngày: nên mặc cái gì, chơi trò gì trong giờ nghỉ, đọc cuốn truyện nào trước lúc đi ngủ. Mỗi ngày đều đầy ắp những sự lựa chọn, và thậm chí cả những đứa trẻ còn rất nhỏ cũng có khả năng ra những quyết định đơn giản. Nếu trẻ được khuyến khích từ khi còn bé, lúc trưởng thành trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc tự quyết định mọi chuyện vì đã có kinh nghiệm và sự tự tin quyết đoán. Và bạn đừng quên lồng ghép dạy kiến thức tài chính cho trẻ

Bạn hỏi tôi là tại sao phải dạy kiến thức tài chính cho trẻ, con còn quá bé  cơ mà. Mọi chuyện đơn giản hơn bạn nghĩ, ví dụ trẻ nhỏ có thể phân tích và chọn giữa hai phương án, ví dụ như: “Con thích ăn kem sô cô la hay va ni?” hay “Có 2 đô để mua đồ chơi, con muốn mua hình con ếch hay con sư tử?” Mặc dù tương đối dễ dàng, việc ra quyết định đơn giản thế này là một bài tập rất tốt cho trẻ, từ những quyết định lựa chọn và mua bán đơn giản bạn đang dạy kiến thức tài chính cho trẻ

tài chính cho trẻ

Tạp dề quyết định – 1 phần bài học thú vị của Bạn nhỏ Thông minh Tài chính

Bản chất của một quyết định đúng đắn là khả năng nhận thức sự khác biệt giữa nhu cầu cần thiết và mong muốn của bản thân. Hãy giải thích cho con bạn rằng việc lo cho nhu cầu của con là trách nhiệm của bạn – người lớn trong nhà thường phải chi trả những khoản như thức ăn và nhà ở. Sau khi thanh toán tất cả các loại nhu yếu phẩm, gia đình bạn có thể còn một khoản tiền để mua những thứ mình muốn. Vì chúng ta thường có nhiều mong muốn hơn khả năng tài chính cho phép, ta phải chọn lựa và ra quyết định một cách chính xác nhất. Trẻ có thể học được những điều này từ rất sớm:

  • Tiền bạc là có hạn.
  • Con người phải ra quyết định tiêu dùng một cách đúng đắn.

Khi trẻ lớn dần, chúng sẽ có khả năng lựa chọn giữa vô vàn những khả năng thay thế khác nhau. Hãy bắt đầu cuộc hội thoại với trẻ lớn hơn bằng cách bảo các em lập ra một danh sách những thứ mà mình muốn có. Danh sách này có thể khá là dài, và có những vật như:

  • Một chiếc xe đạp.
  • Trò chơi bàn cờ.
  • Sách
  • Kẹo
  • Đồ điện tử
  • Nhạc
  • Đồ chơi
  • Trò chơi điện tử

Hãy cùng bàn luận rằng một số thứ trong danh sách này tốn ít tiền hơn như là kẹo, và những thứ khác, ví dụ như xe đạp, thì đắt hơn. Bạn cần giải thích cho các em rằng có những lúc con người phải chọn giữa việc mua được nhiều đồ không tốn kém và chỉ mua được một thứ đắt đỏ.

Bảo con bạn chọn ra một thứ quan trọng nhất trong danh sách trên, có thể sẽ rất khó khăn cho bạn thì con bạn muốn tất cả mọi thứ trong đó. Để giúp bé đưa ra lựa chọn nhanh hơn, hãy để bé nghĩ về từng đồ vật, nêu ra lý do một đồ vật nào đó đáng để bỏ tiền ra mua và sao những cái khác không xứng đáng.

  • Vì sao phải mua – “Bạn con có cái đó”; “Nhìn nó rất hay ạ”
  • Vì sao không nên mua – “Con có thể chơi trò đó ở nhà bạn”; “Con đã có nhiều trò chơi điện tử rồi”; “Nó tốn rất nhiều tiền”

Hãy giúp con bạn loại trừ một số những thứ trong danh sách bằng phương pháp này, đến khi danh sách được rút gọn lại trong phạm vi cho phép. Các bé thường sẽ cố gắng đưa ra lựa chọn đúng nhất trong giới hạn tiền của chính mình. Kể cả khi bé chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ để mua đồ, ý nghĩ rằng mình phải chi tiền ra cũng có thể giúp bé ra quyết định dễ dàng hơn.

Bạn có thể khuyến khích trẻ ra quyết định chi tiêu bằng cách hỏi trẻ những câu hỏi sau: “Mình có cần phải mua cái này ngay bây giờ không nhỉ? Có chỗ nào bán rẻ hơn không? Mình có thể mượn cái này ở thư viện hay mượn bạn không?”. Bạn cũng có thể để trẻ tham gia vào những quyết định nho nhỏ. Ví dụ như khi ở cửa hàng bách hóa, bạn giải thích cho trẻ tại sao bạn lại chọn một nhãn hiệu này chứ không mua đồ nhãn hiệu kia. Bạn có thể nói: “Hộp ngũ cốc này có giá 4 đô, và hộp kia chỉ có 3 đô thôi. Nhìn cả hai đều giống y hệt nhau mà. Con nghĩ chúng ta nên mua loại nào?”

Nếu trẻ biết được bố mẹ mình phải suy nghĩ, cân khác thật kỹ trước  khi quyết định chi tiêu cái gì, bé có thể sẽ học làm theo như vậy. Nếu để con bạn tự sử dụng tiền của chính mình, bạn có thể giúp con đánh giá những lựa chọn ấy, nhưng phải giao việc quyết định ( phải có cơ sở, lý do thuyết phục) cho con.

Bé Thông Minh

Trẻ em ngày càng phát triển nhiều hơn theo sự phát triển của thế giới, có nhiều điều phải dạy con bạn và một trong những điều quan trọng  là dạy trẻ cách chi tiêu thế nào là hợp lý. Chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính từ 7 – 9 tuổi sẽ giúp con bạn hiểu hơn về giá trị cũng như cách sử dụng tài chính hiệu quả. Hãy ĐĂNG KÝ cho con bạn để trẻ tạo thói quen tốt ngay khi còn nhỏ!

Lượt đọc: 362