Dạy con cách tiêu tiền ngay từ nhỏ

Tương lai của con không chỉ phụ thuộc vào số tiền bạn kiếm tiền được mỗi tháng mà còn vào những bài học trải qua trong cuộc sống như những lời khuyên trí tuệ, sự thông minh, đạo đức làm việc…

Stuart Ritter, một người cha, một nhà hoạch định tài chính cấp cao của T.Rowe Price đã liệt kê 5 bài học về tài chính mà bạn có thể chia sẻ cùng con của mình.

Đừng bao giờ nói không

“Không” không phải là câu trả lời tích cực cho câu hỏi: “Con có thể có thứ đó không?”. Nếu con của bạn muốn một thứ gì đó, hãy thiết lập một cái đích để có nó, ví dụ mua chiếc xe đạp vào tháng bảy. Với cách đó, nếu đứa trẻ muốn có một bộ xếp hình, thời gian sẽ là một tuần. Và bạn có thể chỉ ra rằng, nếu mua bộ xếp hình, chúng sẽ có ít tiền đi và sẽ phải chờ lâu hơn để mua được một chiếc xe mới. Như thế, bọn trẻ sẽ hiểu được giá trị của các món đồ.

Giúp con hiểu việc đánh đổi là rất khó khăn

Có vài đứa trẻ bướng bỉnh và bốc đồng sẽ đòi mua bằng được bộ xếp hình. Trong một nghiên cứu nổi tiếng từ những năm 1960, những đứa trẻ 4 tuổi đứng trước hai lựa chọn, hoặc là ăn cái bánh ngay lập tức hoặc chờ những người nghiên cứu quay lại và tăng gấp đôi suất ăn cho chúng. Phần lớn bọn trẻ đều không thể “trì hoãn cái sự sung sướng lại”, và chỉ 30 giây sau khi người nghiên cứu ra khỏi phòng, cái bánh đã nằm gọn trong miệng của chúng.

Rất khó để dạy bọn trẻ nên ưu tiên cái gì trước. Nếu như đến tháng 8 chúng vẫn không có được cái xe đạp thì thực tế này có thể giúp chúng có quyết định tốt hơn trong những lần sau.

Chia sẻ những lo lắng về tiền bạc của bạn

Điều đó không có nghĩa là bạn mang các hóa đơn tiền điện, tiền nước… ra cho bọn trẻ xem. Bạn có thể nói cho chúng biết gia đình đã tiêu tiền như thế nào. Ví dụ, bạn có thể nói tại sao bạn lại phải tự lái xe thay vì đi máy bay trong kỳ nghỉ của cả nhà, đó là tiết kiệm tiền để mua một căn hộ to hơn… Tại sao bạn vẫn sử dụng xe cũ, đó là để tiết kiệm tiền cho con học đại học hay lúc bố mẹ về hưu.

Sự chia sẻ này cũng cho thấy những giá trị của gia đình, thúc đẩy việc thiết lập các mục tiêu và sự hy sinh – một bài học mà đa số trẻ em ngày nay có thể ứng dụng.

Để các bài học luôn thực tế, sinh động

Phần lớn mọi người nghĩ rằng một cuộc nói chuyện về tiền bạc nên được kéo dài 3 giờ đồng hồ, vào ngày trước khi con bạn chuẩn bị đi đại học. Thực tế, bọn trẻ có thể học qua bất kỳ tình huống nào mà ta có thể dạy dỗ. Chúng không cần phải hiểu cái giá của việc kiếm sống hơn là một đứa trẻ 16 tuổi cần phải hiểu các kỹ thuật sang số khi đi ôtô.

Bạn phải bỏ qua những bài học lý thuyết. Bạn chỉ cần giải thích những gì bạn làm khi đang thanh toán các hóa đơn, sử dụng thẻ tín dụng hoặc rút tiền tại các cây ATM. Nói chuyện với chúng vì sao lại giữ tiền ở những nơi khác nhau (như cổ phiếu và trái phiếu chứ không phải gửi ở những ngân hàng nước ngoài) cũng là một ý kiến hay.

Hãy thực hành những gì bạn đã giảng

Trẻ em thường bắt chước các hành vi. Nếu bạn tạo một món nợ khổng lồ qua thẻ tín dụng, bọn trẻ cũng sẽ làm theo. Nếu bạn chi tiêu lãng phí, chúng cũng sẽ dùng vô tội vạ những đồng tiền của bạn. Nếu bạn đã mắc sai lầm trong quá khứ, hãy chia sẻ cho chúng biết: “Nếu bố mẹ biết hậu quả như thế, bố mẹ đã làm khác”.

Thảo luận về những thay đổi mà bạn có thể thực hiện, chỉ ra cho các con hiểu làm thế nào để phục hồi trở lại trong giai đoạn khó khăn – một bài học đặc biệt có ý nghĩa trong nền kinh tế này.

Lượt đọc: 932