Rèn luyện sự nỗ lực và tính kiên trì cho trẻ 7 tuổi

Rèn luyện sự nỗ lực và tính kiên trì cho trẻ là yêu cầu rất quan trọng, bởi nỗ lực và kiên trì giúp cho chúng ta quyết tâm làm một điều gì đó cho tới khi thành công, nỗ lực và kiên trì  cho chúng ta sức mạnh để thử, thử, và thử lại.

Trí thông minh và kỹ năng của chúng ta có thể phát triển cùng với sự  nỗ lực. Những đứa trẻ có tư duy phát triển thích đối diện với thách thức và coi thất bại là một phần của quá trình học tập.

Chúng ta đều biết 7 tuổi là bắt đầu giai đoạn phát triển mới (7-11 tuổi), trong giai đoạn này trẻ bắt đầu tư duy logic và có lý luận hơn, trẻ bắt đầu học tập rất nhiều kiến thức mới và nhanh chóng nắm bắt và biết áp dụng kiến thức theo cách tự chủ và độc lập. 

Ở tuổi này trẻ bắt đầu nhận nhiều nhiệm vụ ở nhà và ở trường, một số nhiệm vụ dễ và 1 số nhiệm vụ có vẻ khó đối với trẻ, trẻ sẽ cần xác định được các kỹ năng cần phải đạt được trong giai đoạn này để phát triển và thực hành các kỹ năng đó, và nếu thất bại trẻ sẽ làm đi làm lại để đạt được.

Để việc rèn luyện sự nỗ lực và tính kiên trì cho trẻ thành công bạn sẽ cần khen ngợi quá trình làm việc của trẻ.

Khen ngợi quá trình làm việc và cố gắng của trẻ sẽ  giúp trẻ phát triển sự kiên trì. Thay vì chỉ đơn giản nói, “con làm tốt lắm!” hoặc “thật tuyệt!,” bạn hãy nói với con về những quan sát cụ thể của bạn về những gì con bạn đang làm. Điều này giúp cho con hiểu về cách con sẽ  hành động trong tương lai. Khen ngợi quá trình có thể đơn giản bằng cách thay thế cách nói với con:

  • Thay cụm từ “Con làm tốt lắm” bằng “hôm nay con chia sẻ đồ chơi với các bạn, điều này thật tuyệt, mẹ thấy rất vui”,
  •  hoặc “Con ngoan quá” bằng “bà bảo hôm nay về chơi với ông bà con đã giúp bà lau bàn và rửa bát, bà thấy rất vui và khen là con đã tự giác lau bàn  và rửa bát rất sạch”
  • “Hôm nay con đã tự giác dọn dẹp phòng mặc dù mẹ không hề nhắc, điều này thật tuyệt”
  • “Wao, con đã dành rất nhiều thời gian để tìm ra cách giải bài toán đó. Kiên trì và nỗ lực luôn mang lại thành công, đó là cách con sẽ tiếp tục giải được nhiều bài toán khác.”
  • “Huấn luyện viên của con  nói với mẹ rằng con đã tập luyện nhiều lần trong buổi tập hôm nay mà không hề nản lòng, kết quả là bóng đã vào rổ rồi, con cảm thấy thế nào?, mẹ thấy rất tuyệt!”.

Cùng con thực hành kiểm soát nhận thức cũng là một cách tốt để rèn luyện sự nỗ lực và tính kiên trì cho trẻ

  •  Não bộ chịu trách nhiệm cho sự tập trung và chú ý sẽ tiếp tục phát triển đến tuổi trẻ trưởng thành.
  • Chúng ta nên khuyến khích trẻ đọc sách, chơi các trò chơi đòi hỏi sự chú ý đến các chi tiết, chơi các trò chơi lắp ghép có cấu trúc khối phức tạp hoặc trò chơi ghép hình hoặc chơi  một bản nhạc nhiều lần – đây đều là những hoạt động giúp bộ não trẻ phát triển và giúp trẻ tăng khả năng kiên trì và nỗ lực.
  • Chúng ta đều biết là trẻ em rất chóng chán, độ tập trung không cao, vậy nên để hỗ trợ cho trẻ thì chúng ta cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho trẻ rèn luyện.
  • Đồng thời với tạo môi trường thì sự động viên khuyến khích của cha mẹ và gia đình là cực kỳ cần thiết. Bạn cần nhớ là không nên khen con thông minh, bạn hãy khen cụ thể những việc con đã làm, những nỗ lực mà con đã bỏ ra, khen ngợi sự kiên trì để đạt được kết quả. Sự công nhận của bạn là nguồn động viên rất lớn đối với con.

Rèn luyện sự nỗ lực và tính kiên trì cho trẻ

Bạn nên nói chuyện với con về những thành công

  • Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ nghe những câu chuyện về cách các thành viên trong gia đình vượt qua những trở ngại sẽ kiên cường hơn khi đối mặt với những thách thức.
  • Tương tự như vậy, bạn có thể nhắc nhở trẻ về những câu chuyện về sự kiên trì của chính con – những khoảnh khắc cụ thể khi trẻ chăm chỉ học tập một kỹ năng mới hoặc gặp khó khăn như thế nào khi đối diện với khó khăn.
  • Ví dụ, khi con đang vật lộn với việc học một kỹ năng mới, bạn có thể nói   “Con  nhớ khi mình học học đi xe đạp không? Lúc đầu con đã ngã rất nhiều và con bảo mẹ là con không muốn tập nữa, nhưng rồi con vẫn quyết tâm chứ không từ bỏ.  Con tiếp tục luyện tập và bây giờ con đi xe đạp rất giỏi rồi “

Những câu chuyện tương tự như vậy có rất nhiều trong cuộc sống. Hãy luôn nhớ là trẻ 7 tuổi có thể làm được những điều tuyệt vời để chuẩn bị cho những năm tiếp theo tiến bước trong học vấn và trong cuộc sống.  Mặc dù trẻ đã có thể làm được rất nhiều việc một cách độc lập, bạn không thể để con tự bươn chải trong giai đoạn này, đơn giản vì hiểu biết của trẻ vẫn rất giản đơn, trẻ vẫn gặp rất nhiều khó khăn và rất dễ nản chí khi không thành công. Không có điều gì đến dễ dàng cả, chúng ta cần tập trung hướng dẫn cho trẻ cách suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề, trẻ luôn cần hiểu chỉ có sự nỗ lực.

Khóa học Thủ Lĩnh Nhí-FasTracKids bản quyền Hoa Kỳ là khóa học tuyệt vời nhất giúp con bứt phá các kỹ năng học tập và phát triển bản thân. 

ĐĂNG KÝ NGAY tại

  • Trung tâm Bé Thông Minh 2A Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
    ☎02439411316 / 0982929815
  • Trung tâm Bé Thông Minh 536A Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    ☎02436259031 / 0961362606

 

Lượt đọc: 1,102