DẠY TRẺ KHÁI NIỆM TIỀN BẠC

Nhiều người hỏi rằng đến tuổi nào ta có thể dạy trẻ khái niệm tiền bạc. Câu trả lời là ngay khi trẻ biết nói, cha mẹ có thể bắt đầu nói với trẻ vềviệc kiếm tiền, tiết kiệm tiền và tiêu tiền.

 

Vậy chúng ta nên bắt đầu dạy trẻ khái niệm tiền bạc từ đâu?

 

4 khái niệm về tiền bạc cơ bản bạn nên chuyển tải đến con:

Chủ đề về tiền là một chủ đề lớn. Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Bạn sẽ dạy trẻ như thế nào?

Phần lớn khái niệm về tiền đều tập trung vào một số chủ đề chung nhất định:

  1. Kiếm tiền. Điều này có nghĩa là chúng ta cần dành thời gian và nỗ lực cá nhân để nhận lương.
  2. Tiết kiệm tiền. Điều này có nghĩa là hãy dành tiền ngay hôm nay để sẽ có tiền trong tương lai.
  3. Chi tiêu. Điều này có nghĩa là sử dụng tiền kiếm được hoặc tiết kiệm được để chi trả cho mọi thứ.
  4. Tiền vay. Điều này có nghĩa là sử dụng số tiền sẽ phải được hoàn trả trong tương lai nhiều hơn số tiền đã nhận ban đầu.

Theo một số chuyên gia về trẻ em, cha mẹ có thể bắt đầu giải thích về việc kiếm tiền, tiết kiệm tiền và tiêu tiền ngay khi trẻ biết nói. Trẻ em có lẽ không thể hiểu vay nợ là gì cho đến khi trẻ học tiểu học và có thể hiểu được lãi suất thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với việc đi vay.

dạy trẻ khái niệm tiền bạc

Trẻ học quản lý tiền từ ai

Theo một cuộc khảo sát trên toàn quốc đối với học sinh trung học được tài trợ bởi Liên minh Kiến thức Tài chính Cá nhân Jump $ tart, gần 60% trẻ em được khảo sát nói rằng trẻ đã học về cách quản lý tiền của mình “từ cha mẹ”. Con số này so với chỉ 11% nói rằng trẻ đã học về quản lý tiền ở trường.

 

Các con nhìn, nghe và làm.

Chắc hẳn cha mẹ đều có nghe rằngtrẻ tiếp thu mọi thứ bạn nói và làm trong cuộc sống hàng ngày. Con chính là tấm gương của bạn. Dù có ý thức hay vô thức, trẻ sẽ bắt chước hành vi của bạn.

Khi chúng ta đề cập tới việc tìm hiểu về tiền bạc, hãy xem lại cách bạn hành động  và những gì bạn nói về tiền bạc, bởi đây là điều có ảnh hưởng nhất mà bạn có thể làm để hướng dẫn trẻ. Điều này có nghĩa là bạn nên nhạy cảm với những gì bạn nói và làm về vấn đề tiền bạc; bạn đang ở một vị trí duy nhất để có ảnh hưởng tích cực (hoặc tiêu cực) đến khả năng xử lý các vấn đề tiền bạc của trẻ.

Hành động và lời nói của bạn về tiền bạc phải nhất quán. Nếu bạn nói một đằng nhưng lại làm một nẻo, trẻ sẽ rất nhanh chóng nhìn thấy ngay sự bất nhất này. Mặt khác, tính nhất quán sẽ củng cố mọi nỗ lực của bạn; những gì bạn nói sẽ hỗ trợ những gì bạn làm và ngược lại.

Hãy tận dụng mọi cơ hội dạy trẻ khái niệm tiền bạc 

 

Giải thích cụ thể, chi tiết

Các từ tài chính có thể rất khó hiểu vì một từ có thể có hai hoặc nhiều nghĩa rất khác nhau, vì vậy hãy giải thích thật rõ ràng

Lấy một ví dụ

Trẻ em thông minh hơn bạn nghĩ. Trẻ sẽ không mất nhiều thời gian để biết bạn đang gặp khó khăn về tài chính nếu những người thu tiền gọi điện mỗi ngày và bạn đã hướng dẫn trẻ nói rằng bạn không có nhà.

Làm gương tốt không phụ thuộc vào số tiền bạn kiếm được hoặc số tiền bạn có trong ngân hàng, gương tốt là thấm nhuần các giá trị và thái độ mà bạn nắm giữ về tiền bạc. Bạn có thể đang sống với một ngân sách eo hẹp và bạn có thể chỉ cho con bạn một hoặc hai điều về trách nhiệm.

Nói chuyện mang lại giá trị không nhỏ khi bạn dạy trẻ khái niệm tiền bạc 

Ngày nay, việc các gia đình ngồi ăn tối cùng nhau mỗi tối không còn là chuẩn mực nữa. Lịch trình bận rộn khiến nhiều gia đình thiếu đi bữa ăn đủ cả gia đình. Trẻ em mất đi nhiều ơ hội thu thập thông tin có giá trị từ người lớn. Tuy nhiên, bạn vẫn có nhiều cơ hội để nói chuyện:

  • Bữa ăn gia đình. Hãy cố gắng để toàn thể gia đình có thể ăn cùng nhau vào một số tối trong tuần. Và hãy dành thời gian cuối tuần bên nhau
  • Thời gian bên nhau: Khi bạn đi cùng con, bất kể là bằng ô tô, xe máy, xe đạp hay đi bộ, bạn hãy tranh thủ trò chuyện cùng con. Và hãy tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện
  • Hoạt động giải trí. Cha mẹ thường giao lưu với con thông qua các môn thể thao hoặc các hoạt động giải trí khác. Các trò chơi chung, buổi thăm quan, hay đi xem đá bóng cùng nhau cũng là những cơ hội tuyệt vời.

Dạy trẻ khái niệm tiền bạc là việc cần làm rất sớm trước khi trẻ có quan niệm sai lầm về vấn đề này.

Bạn có thể nói về công sức lao động cần bỏ ra để có được đồng tiền,  chi tiêu đúng cách, những điều cần và những điều muốn.

Bạn hãy bàn bạc với con về việc tiết kiệm tiền để mua một món đồ chơi mà con thích bằng cách nào.

Bạn cũng có thể nói về những khó khăn của bạn khi phải chi trả rất nhiều khoản tiền khác nhau, và cả gia đình đều cần tính toán khi chi tiêu.

Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh có các khóa học dạy con kỹ năng sống trong đó có các khái niệm về tài chính và chi tiêu.

Hãy liên lạc với chúng tôi theo hotline 0982929815 hoặc kids@indochinapro.com

Lượt đọc: 1,379