NUÔI DƯỠNG TÍNH KỶ LUẬT TRONG TRẺ NHƯ THẾ NÀO

Một nghiên cứu kéo dài gần 40 năm được thực hiện bởi ba trường đại học hàng đầu thế giới gồm đại học King’s College – Anh, đại học Duke – Mỹ và đại học Dunedin, New Zealand đã cho thấy sự thành công của 1000 đứa trẻ đến độ tuổi 38 nếu ngay từ lúc nhỏ chúng đã được phát triển tính kỷ luật. Tính kỷ luật là một phần phát triển tự nhiên của mọi đứa trẻ từ độ tuổi rất sớm. Tuy nhiên, tính kỷ luật này có được duy trì và phát huy hay không lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi chính cha mẹ của chúng. Nếu chúng ta quá nuông chiều, hoặc chỉ cần chiều ý trẻ ngay khi trẻ khóc la, hay đòi hỏi ăn vạ cái gì đó thì tại thời điểm đó các liên kết trong phần trước não bộ không được hình thành để giúp trẻ phát triển tính kỷ luật và trẻ sẽ dần mất khả năng tự kỷ luật bản thân về sau. Điều này sẽ đi theo trẻ tới khi lớn(sau 6 tuổi) và làm chúng trở thành một người thiếu kỷ luật và không thành công.

Ngược lại, những đứa trẻ được phát triển tính kỷ luật bản thân tốt trong độ tuổi sớm sẽ dễ thành công, sống khỏe mạnh và thậm chí trở thành những cha mẹ biết cách giáo dục con cái tốt trong tương lai. Rất dễ dàng chúng ta thấy có hai dạng người trong cuộc sống xung quanh chúng ta: một người có tính kỷ luật tốt và thành công mọi mặt vì họ kiểm soát mọi thứ để đạt kết quả tốt nhất; một người thiếu kỷ luật và luôn bị chi phối bởi những cám dỗ và dĩ nhiên họ làm việc gì cũng không đạt được kết quả tốt nhất. Rất may mắn, hai dạng người này lại được quyết định nhiều vào cách dạy dỗ của chúng ta trong những năm đầu tiên. Dĩ nhiên, tính kỷ luật chỉ là một yếu tố của sự thành công của một đứa trẻ, nhưng nó là một yếu tố rất quan trọng, có thể quản lý để phát huy nó từ sớm, mà không cần phải tạo ra vì mỗi đứa trẻ đều có sẵn nó bên trong chúng. Cách làm ra sao chỉ còn ở bạn mà thôi!

Nuôi dưỡng tính kỷ luật trong trẻ như thế nào?

TÍNH KỶ LUẬT TRONG MỖI ĐỨA TRẺ

Có thể nói, kỷ luật là một phần phát triển tâm lý của trẻ. Nó là trạng thái giúp trẻ bắt đầu hiểu thế nào là khái niệm cần tập trung. Nếu không có, trẻ nhỏ sẽ không học được. Càng nhỏ mức độ tập tục rất tốt dù thời gian tập trung không dài. Càng lớn mức độ tập trung không còn tốt dù thời gian tập trung dài ra. Sự thành công của tập trung không nằm ở thời gian dài ngắn, mà ở chất lượng của sự tập trung. Giống như đọc quyển sách, không nằm ở bạn đọc bao nhiêu trang sách, mà nằm ở trang sách nào bạn tìm ra công thức để ứng dụng. Đây là ví dụ để dễ hiểu về sự phát triển tự nhiên khả năng kỷ luật của đứa trẻ.

Trẻ cần kỷ luật để phát triển khả năng tập trung, khi ấy trẻ dành thời gian này học hỏi và trải nghiệm. Lý do trẻ cần phát triển tính kỷ luật sớm vì 6 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng để học hỏi.

Khi lớn, kỷ luật cũng lại là yếu tố quan trọng cho mọi đứa trẻ vì nó cũng quyết định sự tư duy và nghiêm túc trong mọi việc dẫn đến kết quả cuối cùng của trẻ.

Nếu đứa trẻ nào không được phát huy tính kỷ luật vốn sẵn có trước 6 tuổi, thì tính này sẽ dần biến mất hoặc trở nên lỏng lẽo dễ bị ảnh hưởng sau đó. Việc rèn luyện kỹ luật lại sau 6 tuổi cũng trở nên rất khó khăn vì lúc đó bạn bắt đầu tạo mới ra nó hoặc cố sửa chữa nó nếu so với trước 6 tuổi bạn chỉ việc phát huy nó- dễ hơn rất nhiều.

CẦN NUÔI DƯỠNG TÍNH KỶ LUẬT

Như đã nói ở trên, kỷ luật tự hình thành như 1 phần của phát triển hành vi tự nhiên giúp trẻ tồn tại và học hỏi, bị chi phối và hình thành bởi các phần phát triển của não bộ. Nhưng nó sẽ dễ biến mất hoặc bị phá vỡ trước khi đứa trẻ chạm mốc 6 tuổi nếu không được phát huy trước đó. Một khi kỷ luật được nuôi dưỡng để hình thành các mối liên kết chặt chẽ trong não bộ của trẻ, không gì có thể làm nó biến mất và nó trở thành con người bên trong của mỗi đứa trẻ.

Nuôi dưỡng tính kỷ luật trong trẻ như thế nào?

VẬY BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ NUÔI DƯỠNG TÍNH KỶ LUẬT TRONG TRẺ?

  1. Cố gắng làm những công việc sau thành 1 nếp nhất định

Có 3 việc cần làm thành nếp như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách. Nói đến nếp thì nó phải là nếp thực sự. Dù có ngoại lệ như đi du lịch, về thăm ông bà,… nhưng khi trở lại cuộc sống cũ thì nó phải quay trở lại.

Chia thời gian cụ thể khi nào ăn, khi nào đến giờ cả nhà sẽ đi ngủ và khi nào đọc sách cho trẻ. Quản lý các yếu tố như liệu thiết bị điện tử có tắt khi bắt đầu đến giờ ngủ, TV ở phòng ăn liệu có tắt khi ăn.

  1. Cùng trẻ giải quyết khó khăn khi cần, chứ đừng làm thay trẻ

Một ngòi nỗ quan trọng cho không kỷ luật là có ai đó để ỷ lại, có con đường tắt để đi… Trẻ con sẽ học được những điều này rất nhanh khi chúng nhận ra. Nếu bé biết mỗi lần làm 1 bài toán khó chỉ cần nằm lăn một chút là mẹ giúp giải hoặc cho qua bài này, thì y như rằng lần sau bạn sẽ thấy trẻ làm y vậy. Không bao giờ bạn nâng cao kỳ vọng của trẻ được nữa vì trẻ bắt đầu ỷ lại.

Tốt hơn, cho trẻ thời gian và độ khó xứng tầm để trẻ giải quyết, khi gặp khó khăn bạn gợi ý để trẻ suy nghĩ thêm cùng tìm lới giải, đừng cho trẻ đáp án hay bỏ qua bài khác.

Kỷ luật cũng hình thành khi trẻ biết nỗ lực hoàn thành và đạt kết quả.

  1. Cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét

Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét một người, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại nhận xét phê bình khi làm sai. Cái này không tốt cho họ chút nào, đặc biệt con cái chúng ta. Làm vậy, chúng ta vô tình chỉ khen, mà một ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê thì làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Lỗi tại ai? Tại chúng ta chứ ai! Thực ra, bản thân của nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần được cho nhận xét công bằng như vậy.

Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như một công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, một khi chê công cụ này gọi là xem thường.

Với chương trình Rèn luyện Tư Duy và Kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0 cũng như với kinh nghiệm 12 năm đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong giai đoạn vàng từ 3-8 tuổi, học viện Bé Thông Minh có rất nhiều chương trình học cho từng độ tuổi để phát triển toàn diện bản thân đồng thời kết nối bố mẹ và các con lại gần nhau hơn. Bố mẹ quan tâm đến các khóa học của học viện Bé Thông Minh hãy liên hệ ngay Hotline: 0982929815 – 0961362606.

 

 

Lượt đọc: 508