Trẻ nhỏ học về tiền bạc, tiết kiệm và chi tiêu
Quản lý tài chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người, dù bạn giàu hay nghèo bạn cũng không bao giờ tránh được việc phải quản lý chi tiêu và ra những quyết định tài chính của riêng bạn. Vậy với những trẻ nhỏ trong độ tuổi đến trường có nhất thiết phải học về tiền bạc hay chi tiêu không khi mà cha mẹ luôn chi trả cho những khoản chi và quyết định trong hầu hết các trường hợp liên quan đến tiền bạc.
Bạn đã bao giờ thấy bực bội khi trẻ nhỏ tiêu phung phí những khoản tiền lì xì, đòi hỏi cha mẹ để được sử dụng những khoản tiền mà trẻ nhận được vào những dịp sinh nhật, năm mới … để mua những thứ mà bạn chắc chắn không đồng ý vì lý do nào đó.
Khi có nhiều tiền bạn mua về đầy túi, vui đấy nhưng mà túi chật quá đi thôi
Hãy dạy cho con về giá trị của đồng tiền, để kiếm được tiền thật không dễ dàng, các con phải có được những kỹ năng làm việc, phải bỏ công sức lao động để có thu nhập, và kể cả khi con nhận được tiền quà thì việc sử dụng hợp lý khoản tiền đó sao cho thông minh. Bạn chưa có kinh nghiệm dạy con trong lĩnh vực này? Đại đa phần cha mẹ đều chưa biết nên bắt đầu từ đâu khi muốn dạy cho con về tiền bạc.
Kinh doanh những sản phẩm của chính mình không phải là dễ, cần tập trung và sáng tạo
Trung tâm Bé Thông Minh có thể giúp bạn và con, dựa trên giáo trình dạy về tài chính cho trẻ nhỏ của Hoa Kỳ, con bạn được tham gia vào một chặng đường khám phá về giá trị của đồng tiền, kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu và tập ra những quyết định tài chính ở ngay lứa tuổi 8-11, không chỉ là những đứa trẻ chỉ biết tiêu tiền, con bạn là một Bạn nhỏ Thông minh Tài chính như mục tiêu của chương trình đề ra.
Với sự dẫn dắt thú vị từ những câu chuyện các con đã dần hiểu được tiền là gì, khái niệm tiền quà và thu nhập. Tùng Khánh cho rằng nhận được tiền quà cũng thích nhưng nếu tự kiếm được tiền từ lao động thì thích hơn, con và các bạn đã cùng bàn bạc xem ở lứa tuổi của mình thì có thể kiếm được tiền bằng cách nào.
Anh chàng này rất thích thuyết trình, kinh doanh
nhưng không bao giờ thiếu lãng mạn và vui vẻ
Sự thú vị của chương trình nằm ở chỗ không chỉ có lý thuyết buồn tẻ, mỗi buổi học được tích hợp bởi các khái niệm, thảo luận, sáng tạo, phân tích, lựa chọn, cân nhắc giữa cái được và cái mất, sau đó mới quyết định, và quyết định đó là phù hợp với từng cá nhân. Tôn Sa hiểu tốt về hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực sản xuất, Đức Anh lại có những ý tưởng thú vị, con không thích đi vay khi thiếu tiền nhưng lại muốn mua chịu khi chưa đủ tiền mua xôi, Vũ Long có nhiều ý kiến hay để có được thu nhập, am hiểu về dịch vụ ngân hàng như ủy nhiệm chi, séc, Hồng Anh lại rất sáng tạo khi sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa.
Túi của Thảo Diệp để đựng Iphone, Ipad, túi của Nam An lại có thể đựng đàn ghi ta, túi của Minh Tâm lại đựng kẹo để dỗ em, Tôn Sa lại muốn đựng tiền và truyện tranh, Hồng Anh lại có chiếc túi rất đẹp và tinh xảo
Sau khi phân tích thì Nam An lựa chọn tiết kiệm tiền để mua xe đạp hơn là dùng số tiền hiện có để mua áo gi lê, An cho rằng mình lớn nhanh nên áo chẳng mặc được lâu, hơn nữa giặt nhiều còn tốn bột giặt và nước, mất công, dễ rách, có xe đạp để vi vu thích hơn tuy là phải tiết kiệm lâu hơn…. Làm việc nhóm cũng là một hoạt động cần đến tinh thần đồng đội, kỹ năng lãnh đạo và tính quyết đoán, những lộn xộn ban đầu đã mất đi rất nhanh sau một vài buổi làm việc chung.
Con đang vui với ý tưởng mới của mình
Chơi mà học là phần không thể thiếu giúp trẻ học các khái niệm mới nhanh hơn, giờ học năng động hơn và các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp được củng cố và phát triển, khả năng sáng tạo qua mỗi tình huống và hoạt động cũng là điều gây ngạc nhiên không kém. Cùng một yêu cầu nhưng không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, từ trang trí, màu sắc, công năng hay tình cảm ẩn trong mỗi sản phẩm của trẻ, và mục tiêu tài chính của mỗi trẻ cũng khác nhau.
Khóa học hè Bạn nhỏ Thông minh Tài chính được khai giảng vào ngày 3/6/2014 với 16 buổi học, mỗi buổi học 3 tiếng và một buổi giao dịch tại ngân hàng, các con có rất nhiều cơ hội học hỏi, vui chơi và thú vị nhất là kiếm được tiền từ chính lao động của mình. Tại sao chúng ta không biến những ngày hè buồn tẻ của con thành những chuỗi niềm vui năng động và tích cực, hiểu biết và sáng tạo.
Lượt đọc: 926