Những điều cần biết trước khi năm học mới bắt đầu – Phần 1
Năm học mới bắt đầu luôn đi kèm với rất nhiều những thay đổi chắc chắn là những thách thức lớn đối với mọi trẻ nhỏ. Vì vậy, dưới đây là một số phương pháp thức sự hữu ích giúp các bậc phụ huynh có thể giúp con mình, ở tuổi mới bắt đầu đến trường, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần làm quen với một giáo viên mới. Thường thì chúng ta cần phải đặt mình vào tình huống của trẻ nhỏ và suy nghĩ theo cách của trẻ nhỏ. Đối với trường hợp này là khi con vào học một lớp mới, được dạy bảo bởi một giáo viên mới.
Tình huống đặt ra là: Trẻ nhỏ thường được sống trong sự hoàn hảo: cha mẹ là những người hiểu và làm chính xác những gì con muốn, bạn bè của trẻ cũng chơi theo cách con muốn. Và đương nhiên, con cũng mong muốn được đáp ứng hoàn hảo như thế khi ở trường. Trẻ nhỏ thích giáo viên không đưa ra quá nhiều câu hỏi cho chúng, luôn hiểu chúng và không bao giờ thờ ơ với chúng; bài tập dành cho trẻ không được quá nhàm chán hay quá khó; và các bạn cùng lớp cũng cần cư xử một cách tử tế với nhau.
Bắt đầu một năm học mới là một cơ hội để giúp trẻ hiểu rằng lớp học mới đủ tốt so với những gì trẻ mong muốn. Đôi khi, việc chấp nhận “điều kiện đủ tốt” ấy đối với trẻ cũng khó khăn như việc làm quen với một môi trường học mới.
Nếu các bậc cha mẹ cảm thấy rằng đây là một thử thách đối với con thì có một lời khuyên dành cho cha mẹ đó là hãy hiểu và chấp nhận những phản ứng của con. Chẳng hạn, con bạn sẽ làm mọi việc theo cách con hay làm ở lớp học cũ hoặc có cảm tình với cô giáo cũ hơn bởi con nghĩ cô giáo mới có vẻ nghiêm khắc hơn cô giáo trước của con. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên nhấn mạnh rằng một cái kính cũng cần phải 2 mắt kính vì vậy, nếu nhà trường là một bên mắt kính thì nhiệm vụ của con sẽ là hoàn thành vai trò của mắt kính bên còn lại. Ví dụ như, cha mẹ có thể động viên rằng con có đủ khả năng để học tập theo những thói quen mới, và nhờ đó con sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị từ cô giáo mới ngay cả khi cô nghiêm khắc hơn những gì con kỳ vọng
Làm việc độc lập dễ khiến trẻ cảm thấy đơn độc, bối rối. Trẻ nhỏ và người lớn thường dựa vào những hiểu biết sẵn có và thói quen của bản thân để có cảm giác an tâm. Chúng ta sẽ không thấy cô đơn và yên tâm hơn khi làm những việc chúng ta quen làm cùng người quen ở những địa điểm quen thuộc. Thời gian thay đổi và vị trí thay đổi sẽ dẫn đến cảm giác bị bỏ rơi, bối rối và thường trong trang thái lo lắng, sợ hãi.
Nỗi sợ hãi đơn độc không phải cảm giác chỉ xảy ra ở một vài năm đầu bỡ ngỡ, cũng không phải là một căn bệnh. Chúng ta cả thấy lo lắng tại rất nhiều những thời điểm khác nhau khi có sự thay đổi hay mất mát. Trong khoảng thời gian đó, điều quan trọng là hãy nhìn sâu vào bên trong con người mình để có thể tìm thấy khả năng độc lập của bản thân, tự tin vào những khả năng mình có. Như vậy, trẻ có thể tự đưa mình thoát khỏi nỗi lo lắng.
Một số trẻ nhỏ có thể dễ dàng tìm được khả năng tự lập trong khi một số khác lại cần đến sự hỗ trợ của mọi người xung quanh. Một số trẻ nhỏ cần đến sự giúp đỡ nhiều hơn những trẻ khác để chuẩn bị cho những thay đổi sắp diễn ra. Chúng ta hi vọng rằng những trẻ này có thể có những động thái tích cực để đáp lại những hỗ trợ mà trẻ nhận được ở những thời điểm khác nhau khi sự thay đổi diễn ra, ví dụ như chuyển nhà, mất người thân, một người bạn thân rời đi hoặc cha/mẹ phải đi công tác xa dài ngày.
Theo lucydanielscenter.
Lượt đọc: 2,067